xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Đau đầu” với bán đấu giá tài sản

HỒNG NHUNG

Nhiều quy định về bán đấu giá tài sản khiến người dân thua thiệt, doanh nghiệp ngán ngẩm

“Mới đây, tôi định mua lại chiếc tủ gỗ trong danh mục tài sản niêm yết của một công ty đấu giá tài sản nên nộp hồ sơ tham gia. Do chủ quan, tôi chuyển tiền đặt cọc qua ngân hàng chứ không nộp trực tiếp. Tiền vào tài khoản của công ty trễ 30 phút” - chị Phạm Thị Loan (ngụ quận 8, TP HCM) kể lại.

Lý do không thỏa đáng

Do công ty nhận tiền muộn hơn thời hạn quy định nên hồ sơ của chị Loan không được chấp nhận. Chị Loan cho rằng lý do khiến mình bị gạt ra khỏi cuộc đấu giá rất không thỏa đáng vì chị đã đến làm thủ tục đúng giờ. Không ít người gặp phải tình huống này và đều thắc mắc giống chị.

Bà Phạm Thị Thanh Loan, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP HCM, cho biết nhiều người dân làm thủ tục tham gia phiên đấu giá đúng giờ nhưng ban tổ chức cuộc đấu giá vẫn không chấp nhận vì nguyên do tréo ngoe trên. Cụ thể, thời hạn đóng tiền đặt cọc của cuộc đấu giá được quy định theo giờ. Khách hàng đến doanh nghiệp (DN) làm thủ tục và nộp tiền bằng cách chuyển khoản lúc 10 giờ 40 phút nhưng tiền vào tài khoản của DN thì đã quá 11 giờ. Không ít DN đẩy tình huống này vào danh sách khách hàng nộp tiền không hợp lệ nên không thông qua hồ sơ. “Đối với những khoản tiền lớn cần luân chuyển qua ngân hàng thì việc người đến trước, tiền “đến” sau thường xuyên xảy ra. Do chưa có bất kỳ văn bản luật nào đề cập nên không ít người thắc mắc về vấn đề này” - bà Loan nêu thực trạng.

 

Đối với những xe máy vi phạm, nếu chủ sở hữu không đến nhận thì sẽ được bán đấu giáẢnh: QUÝ HIỀN
Đối với những xe máy vi phạm, nếu chủ sở hữu không đến nhận thì sẽ được bán đấu giáẢnh: QUÝ HIỀN

 

Ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP HCM), còn nhìn nhận quy định về tịch thu tiền đặt cọc khiến người dân gặp nhiều bất lợi. Theo quy định, người dân đã đăng ký mà không đến tham gia đấu giá hoặc rút lại giá đã trả sẽ bị tịch thu tiền đặt cọc. Ông Sỹ nói: “Một số người vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc lỡ trả “hớ” nên muốn rút lại giá nhưng vẫn tiếp tục đấu giá không được nhận lại tiền cọc thì quá bất công. Trong khi đó, những người tham gia đấu giá nhưng không trả giá lại vẫn nhận lại tiền cọc. Phải chăng, chúng ta đang vô tình tiếp tay cho thành phần đấu giá ảo?”.

Quy định chồng chéo

Không chỉ người dân mà nhiều tổ chức, DN hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản cũng “đau đầu” với những quy định chồng chéo về bán đấu giá.

Theo ông Phạm Văn Sỹ, thực trạng tổ chức bán đấu giá cạnh tranh không lành mạnh được nhiều cá nhân, DN quan tâm. Mặc dù quy định của pháp luật nêu rõ không tổ chức nào có quyền nâng lệ phí đấu giá nhưng một số DN tư nhân vẫn điều chỉnh phí đấu giá để tăng tính cạnh tranh, né thuế (phí thu càng ít thì mức thuế càng thấp). Ngoài ra, nhiều DN bán đấu giá tư nhân mở tràn lan, đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư nhưng lại chịu sự quản lý của Sở Tư pháp. Công ty không đến trình diện thì Sở Tư pháp cũng không có cách quản lý. Khi Thanh tra của Sở Tư pháp tiếp nhận thông tin phản ánh, xuống kiểm tra, giám sát thì mức xử phạt đối với các hoạt động sai phạm lại quá thấp, chưa có tính răn đe (cao nhất là 20 triệu đồng).

Bà Lê Thị Minh Thảo, Giám đốc Công ty CP Đấu giá tài sản Đông Nam Á, cũng than phiền về việc các DN tư nhân mọc lên như nấm, hoạt động thiếu trách nhiệm. Tình trạng thành lập mất kiểm soát này ảnh hưởng trầm trọng đến những DN hoạt động lâu năm, uy tín, theo đúng quy định của pháp luật. “Nhiều trụ sở DN chỉ có diện tích 10 m2 và 1 bộ bàn ghế. Chúng tôi thường xuyên phải nhận nhiều cuộc điện thoại của khách hàng chất vấn, ngờ vực về quy mô và uy tín của công ty” - bà Thảo phản ánh. Ngoài ra, theo bà Thảo, trong quá trình niêm yết tài sản đấu giá, DN còn gặp phải cản trở từ chính quyền địa phương (đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước), ngân hàng…

 

Quý I/2015, thu hơn 348 tỉ đồng

Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, cho biết trong quý I/2015, Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài tài sản đã ký thành công 54 hợp đồng bán đấu giá tài sản (tăng 35% so với cùng kỳ năm 2014). Trung tâm cũng tổ chức bán đấu giá thành 71 cuộc (tăng 91% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó tổng số tài sản thi hành án bán được là hơn 348 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo