xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu với… chợ!

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Nhiều chợ ở tỉnh Đồng Nai được xây dựng với tiền tỉ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi chợ tự phát tràn lan

Tỉnh Đồng Nai có 13 chợ mới, trong đó có chợ đầu tư 40-50 tỉ đồng nhưng hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó, lại có gần 80 chợ tự phát nhưng lực lượng chức năng chỉ dẹp được… 1 chợ.

Không hiệu quả

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (từ các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc) có một số chợ bỏ hoang, những chợ hoạt động thì chỉ có vài người mua bán.

Tại huyện Xuân Lộc, chợ Xuân Định (thuộc xã Xuân Định) được xây dựng trên diện tích 30.000 m2 nhưng hiện gần như bỏ không. Trong khi đó, khu chợ cũ có tên Bảo Định, chỉ cách 300 m, lại hoạt động rất tấp nập. Các tiểu thương cho biết do lúc xây chợ, chủ đầu tư và cơ quan chức năng không bàn bạc với họ nên không có được vị trí, thiết kế thích hợp. Chợ nằm cách xa khu dân cư, khi các tiểu thương vào bán thì ít người đến mua nên lại về chợ cũ.

Lực lượng chức năng dùng nhiều biện pháp để giải tỏa khu chợ tự phát tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành nhưng không hiệu quả
Lực lượng chức năng dùng nhiều biện pháp để giải tỏa khu chợ tự phát tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành nhưng không hiệu quả

Chợ Xuân Định được xây dựng với tổng kinh phí hơn 38 tỉ đồng, hoàn thành năm 2012 với 120 căn phố chợ, hơn 70 ki-ốt và 70 sạp. Mỗi ki-ốt được cho thuê từ 80-120 triệu đồng, sạp từ 40-50 triệu đồng. Chính quyền xã cho biết hiện vẫn tiếp tục vận động, tuyên truyền để tiểu thương vào buôn bán.

Huyện Trảng Bom có các chợ Giang Điền, Sông Trầu; huyện Vĩnh Cửu có chợ Vĩnh Tân, Thiện Tân; huyện Cẩm Mỹ có chợ Sông Ray, Cẩm Mỹ; huyện Định Quán có chợ Phú Tân… đều rơi vào tình trạng tương tự.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, tỉnh đã sửa chữa và xây mới gần 50 chợ theo chủ trương được hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách và đều được thẩm định, đánh giá là đạt tiêu chí. “Ngoài khu vực đô thị, chợ ở các huyện là một phần trong kế hoạch nông thôn mới. Tuy nhiên, nhiều nơi đã hoạt động không hiệu quả nên các địa phương vẫn đang nỗ lực tìm cách để ổn định” - một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai nói.

Dẹp không nổi

Cùng với việc các chợ hoạt động không hiệu quả là hàng loạt chợ tự phát không dẹp được. Trên đường Đồng Khởi, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, cứ đến buổi chiều là cảnh mua bán lại diễn ra tấp nập. Thời điểm này cũng là lúc công nhân tan ca nên càng thêm đông đúc. Nhiều người bán hàng chế tạo cả sạp gắn thành một chiếc xe đẩy, phòng khi lực lượng chức năng xuất hiện thì đẩy bỏ chạy.

“Tan ca về thì ghé đây mua luôn, vừa gần nhà lại không phải gửi xe, hàng hóa thì tươi và rẻ” - một nữ công nhân dừng xe mua hàng nói. Còn vợ chồng đứng bán trái cây trên chiếc xe đẩy thành thật: “Công an đuổi hoài, mạnh ai nấy chạy, nếu không thì bị tịch thu cả xe đẩy lẫn hàng hóa. Chúng tôi quen rồi, chứ vào chợ thuê ki-ốt thì chịu sao nổi chi phí”.

Đầu tháng 1, phóng viên Báo Người Lao Động chứng kiến một buổi “tuyên truyền, vận động” chấm dứt khu chợ tự phát tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Tiếng loa tuyên truyền vang xa, xe chuyên dụng của cơ quan chức năng được huy động. Tuy nhiên, ngoài lòng, lề đường được tạm ổn còn các khu vực xung quanh, người dân vẫn vô tư mua bán. “Rất mệt mỏi vì từ vài tháng nay, ngày nào cũng tái diễn cảnh như thế” - đại diện chính quyền xã nói.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn có 76 chợ tự phát. Từ năm 2015, các địa phương đăng ký giải tỏa 49 chợ nhưng nay mới chỉ được… 1 chợ. Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho biết thời gian tới sẽ phối hợp với các ban - ngành, UBND huyện - thị đẩy mạnh công tác xóa bỏ chợ tự phát.

“Phải có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đối với tiểu thương thì mới hiệu quả ” - ông Phạm Văn Dân, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, nhấn mạnh.

Nhiều nguyên nhân

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, việc khó chấm dứt chợ tự phát có nhiều nguyên nhân. Trong đó, các lực lượng liên quan không làm tốt công tác vận động, tuyên truyền hoặc duy trì tuyên truyền, kiểm soát sau khi giải tỏa. Phần khác do hệ thống chợ có nơi xây dựng, thiết kế không phù hợp và tiền thuế, chi phí thuê mặt bằng cao khiến tiểu thương không chấp nhận. Ngoài ra, còn do tâm lý tiện đâu mua đó của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo