Còn ở Đài Truyền hình Sài Gòn, qua lời mời gọi trên sóng phát thanh Sài Gòn giải phóng, nhân viên chế độ cũ đều tập hợp đông đủ, kể cả Lê Vĩnh Hòa, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phát thanh - Truyền hình - Điện ảnh, cùng với anh chị em giải phóng ráo riết, khẩn trương chuẩn bị để có buổi đầu tiên phát sóng của “Đài Truyền hình Sài Gòn giải phóng” đúng ngày 1-5-1975.
Cũng cần ghi nhận thêm, vào cùng thời điểm này, đoàn chúng tôi còn tham gia tiếp quản cơ sở ngụy trang “Cư xá Thành Tín” (số 7 Hồng Thập Tự, nay là số 7 Nguyễn Thị Minh Khai) - một ổ chiến tranh tâm lý khét tiếng, lạc lõng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn khoác cái tên mỹ miều “Đài Mẹ Việt Nam”, “Tiếng nói Tự do”, “Gươm thiêng ái quốc”. Mọi việc tiếp quản được thuận lợi, chấp hành nghiêm chỉnh.
Lịch sử mãi mãi ghi nhớ chiến công này của tập thể những người làm công tác phát thanh, truyền hình cách mạng, đã góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc. Không phải mọi việc đều dễ dàng. Nhưng rõ ràng lần này thuận lợi hơn nhiều. Bởi ít ra đã một lần vào Xuân Mậu Thân 1968, cũng với ý định tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn và các cơ sở thông tin - tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn mà một số anh chị em trong chúng tôi đã ngã xuống trên đường hành quân và cả trên đường phố Sài Gòn.
Tháng 3-2005
Bình luận (0)