xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại

Bích Diệp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong thời gian tới phải tập trung khai thác tối đa thị trường sản phẩm truyền thống nông sản như: gạo, cà phê, cao su, thủy sản... và công nghiệp truyền thống

Ngày 17-12, tại Hà Nội, Hội nghị Tham tán Thương mại với chủ đề “Hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại” diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28.

Nâng cao vị thế đất nước

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá trong 3 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại; kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiềm chế; duy trì sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; bảo đảm ổn định tỉ giá và nâng cao giá trị đồng Việt Nam; xuất khẩu tăng bình quân 22%, riêng năm 2013 tăng trên 15%; đầu tư toàn xã hội tương đương 30% GDP (FDI chiếm 25%), riêng năm 2013 vốn đăng ký đạt 22 tỉ USD (tăng 35%).

Thủ tướng nhấn mạnh rằng đạt được những thành quả to lớn này là nhờ nỗ lực phát huy nội lực của toàn dân tộc, nhân tố có ý nghĩa quyết định, đồng thời có đóng góp quan trọng của hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại. Cũng theo Thủ tướng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết trong 20 năm qua đạt 88 tỉ USD, giải ngân 38 tỉ USD; an sinh xã hội được bảo đảm; tạo gần 1,6 triệu việc làm; giáo dục, y tế tiếp tục cải thiện; đẩy nhanh hơn xóa đói giảm nghèo; cải cách hành chính, thể chế kinh tế thị trường được đẩy mạnh theo hướng ngày càng công khai, minh bạch.
img
Dệt may là một trong những ngành nghề thế mạnh của Việt Nam, cần tập trung khai thác để tăng sản lượng
và giá trị xuất khẩu Ảnh:
TẤN THẠNH

“Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng chủ động, tự tin; đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực, lồng ghép lợi ích của Việt Nam trong xây dựng đồng thuận quốc tế, nâng cao vị thế đất nước và góp phần củng cố ổn định, hòa bình và hợp tác trong khu vực” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu trước hết phải tập trung khai thác tối đa thị trường sản phẩm truyền thống nông sản như: gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt điều... và công nghiệp truyền thống là dệt may, da giày cũng như một số hàng hóa tiêu dùng khác, đồng thời mở rộng khai thác các thị trường mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do cả song phương lẫn đa phương, gắn với tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và cân bằng lợi ích, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu…

Thủ tướng nhấn mạnh: Ngành ngoại giao và công thương tập trung khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, vận động thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết thời gian tới, Việt Nam xác định trọng tâm thúc đẩy phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo, chế biến nông sản công nghệ cao... Để làm được điều đó, các tham tán thương mại phải cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và phát triển thị trường nhằm đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014. 

Ấn tượng ngoại giao chính trị

Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá ngoại giao chính trị của Việt Nam cũng đạt nhiều thành tựu ấn tượng. Cụ thể, thiết lập đối tác chiến lược với 5 nước và đối tác toàn diện với 2 nước, mở rộng một số thị trường tiềm năng như Mỹ Latin, Trung Đông và Bắc Phi; vận động thêm được 14 nước công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường. Việt Nam cũng kịp thời vận động, đấu tranh chống các hành vi bảo hộ, phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người lao động trong các vụ kiện chống bán phá giá... Tuy nhiên, để triển khai hội nhập quốc tế, đòi hỏi không chỉ đổi mới về tư duy hội nhập và phát triển nâng tầm trí tuệ mà còn cần có bản lĩnh, quyết tâm lớn của các cấp, ngành, địa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo