xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐBSCL càng chống càng lở: Tiền tỉ trôi theo hà bá

NHÓM PHÓNG VIÊN

Một điều khó tin là hằng năm, các tỉnh ĐBSCL đều triển khai khá rầm rộ các công trình kè chống sạt lở với kinh phí tiền tỉ nhưng sạt lở vẫn xảy ra theo chiều hướng nghiêm trọng hơn

Chỉ tính riêng kinh phí bảo vệ đê biển Tây, nhất là những điểm nóng sạt lở, trung bình hằng năm, Cà Mau “quẳng xuống biển” đến 60 tỉ đồng nhưng công tác hộ đê cũng chỉ dừng lại ở mức... cầm cự.

Nước tới chân mới nhảy

Trước thực trạng ở Cà Mau, Bộ NN-PTNT “nóng ruột” phải đề nghị tỉnh này xem xét lại phương án bảo vệ đê. Theo Bộ NN-PTNT, không thể năm nào cũng bỏ ra quá nhiều tiền để làm bờ kè bảo vệ, trong khi con đê đang phải “oằn mình” gánh chịu những đợt sóng của mùa biển động. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đề nghị tỉnh Cà Mau làm đê mới cách đê hiện hữu 100 m.
img
Sạt lở trên bờ kè ở thị xã Tân Châu - An Giang. Ảnh: THỐT NỐT
 
Đề nghị này khiến lãnh đạo tỉnh Cà Mau hết sức băn khoăn. Bởi nếu thực hiện thì vô hình trung tỉnh này sẽ mất đi đến hơn 60 ha đất, phải chi khoản tiền lớn cho công tác di dời, tái định cư của hơn 1.000 hộ dân chịu tác động bởi con đê mới. Đứng trước sự lựa chọn quá khó khăn, Sở NN-PTNT Cà Mau phải nghĩ đến cách tái tạo bãi bồi, trồng rừng ngập mặn để giữ đê.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện các địa phương ở ĐBSCL thực hiện việc phòng chống và khắc phục sạt lở theo kiểu “nước tới chân mới nhảy”. Do đó, có không ít công trình xây dựng bờ kè chống sạt lở với kinh phí hàng trăm tỉ đồng nhưng khi đưa vào sử dụng chưa được bao lâu thì bị hư hỏng hoặc đang khắc phục chỗ này thì chỗ khác lại phát sinh sạt lở.

Thi công không đạt yêu cầu

Bờ kè tại thị xã Tân Châu - An Giang, được khởi công từ năm 2002 nhưng đến năm 2006 mới hoàn thành với kinh phí 170 tỉ đồng. Lúc đó, mục đích của dự án là để bảo vệ thị trấn Tân Châu đang bị nạn sạt lở hoành hành. Theo thiết kế, đoạn bờ kè dài 720 m bắt đầu từ bờ Bắc kênh Vĩnh An và một đoạn khác dài 369 m ở phía trước khu Trung tâm Thương mại Tân Châu.
 
Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm đưa vào sử dụng, công trình đã xuất hiện nhiều hố sâu, hàm ếch ăn sâu vào trong hết sức nguy hiểm. Các nhà chuyên môn cho rằng sở dĩ công trình không bảo đảm chất lượng là do thi công trong điều kiện mưa lũ. Lực lượng thợ lặn địa phương thi công công trình không chuyên nghiệp, không thể tham gia trải lớp vải địa kỹ thuật dài 100 m dưới độ sâu từ 10 - 20 m. Trong khi đó, các loại máy móc, thiết bị lặn cũng không bảo đảm an toàn… Sau khi công trình xảy ra hư hỏng, tỉnh lại phải chi thêm một khoản tiền khá lớn để khắc phục.

Làm ẩu, qua quýt

Tương tự, tại tỉnh Đồng Tháp, 2 năm trước đây, người dân bàn tán nhiều đến chất lượng công trình bờ kè và hoa viên đường Lê Duẩn - TP Cao Lãnh. Công trình dài chưa đến 500 m dọc theo sông Đình Trung được khởi công vào tháng 5-2010 với vốn đầu tư 3,5 tỉ đồng. Mặc dù đang thi công nhưng trên công trình đã có nhiều mảng gạch bị bể, có đoạn sụp xuống sông. Phần lan can bờ kè và đà bê tông cũng xuất hiện nhiều vết nứt, sụp, lún. Cách đó không xa, tại công trình bờ kè chợ Rạch Chanh cũng trong tình trạng xây chưa xong nhưng đã hư hỏng nặng.

Nguyên nhân công trình bờ kè và hoa viên đường Lê Duẩn nhanh chóng bị hư hỏng có phần do dự án đã bỏ qua công đoạn khoan thăm dò địa chất, không lường được tình trạng địa chất yếu. Hậu quả, đến nay, công trình này vẫn còn khá ngổn ngang. 

Cẩn trọng với thay đổi bất thường

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia tư vấn độc lập, thành viên nhóm đánh giá môi trường chiến lược 12 dự án thủy điện dòng chính Mê Kông, một khi tốc độ sạt lở tăng lên bất thường thì chắc chắn có yếu tố thay đổi bất thường trong lưu vực hoặc ở địa phương. Ở cấp lưu vực thì có thể do thay đổi chế độ mưa, việc sử dụng đất, rừng bị tàn phá, các công trình thủy điện làm thay đổi chế độ dòng chảy và lượng phù sa. Còn ở địa phương, có thể do mất thực vật ven sông, các công trình nắn dòng chảy, khai thác cát trên sông, tác động của sóng do gió và tàu thuyền, hệ thống đê bao quá nhiều làm cho nước không còn chảy tràn bề mặt mà chảy tập trung ở dòng sông, rạch.

Kỳ tới: Loay hoay tìm giải pháp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo