xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đê bao: Đến hẹn lại... lo!

N.THẠNH- H.KÝ- B.MINH

Khu Đường sông quản lý luồng lạch, UBND quận, huyện quản lý bờ và hành lang sông rạch đã gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm

Đến hẹn lại lên, cứ vào mùa mưa là người dân khu vực ngoại thành TPHCM lại thấp thỏm đối phó với nạn vỡ đê bao. Những tuyến đê bao mỏng manh, rệu rã không được cải tạo cứ bất lực trân mình đón con nước dữ.

Nỗi lo dâng theo con nước

Điều chúng tôi ghi nhận được khi trở lại các “điểm nóng” thường xuyên bị triều cường, vỡ đê là hàng loạt tuyến đê bao đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Dọc tuyến rạch Đĩa, phường Hiệp Bình Phước (Thủ Đức), nhiều đoạn đê đã bị chuột đào hang, lỗ mội, tạo thành những hàm ếch. Anh Nguyễn Văn Thắng, nhà ở khu phố 4, cho biết do triều cường thường xuyên tràn bờ, gây ngập úng nên năm nay nhiều hộ đã bỏ đất trống, chuyển sang làm nghề khác. Riêng 1.500 gốc mai anh trồng chuẩn bị cho dịp Tết cũng không biết sẽ ngập lúc nào.

Theo người dân, bờ bao rạch Đĩa sau mỗi con nước lại xuống cấp trầm trọng hơn, nhưng lại không được tu bổ kịp thời khiến hầu như năm nào cũng xảy ra tràn, vỡ. Đê bao dọc rạch Cầu Đúc Nhỏ, rạch Làng, rạch Bà Hòn... cũng trong tình trạng tương tự. Còn nhớ cuối năm 2005, sự cố vỡ đê đã làm chết 1 người, nhấn chìm các khu dân cư và hàng trăm hécta hoa màu của người dân phường Hiệp Bình Phước.

img
Bờ bao tại ấp 1, xã Nhị Xuân (Hóc Môn) đang sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: N.Thạnh

Không riêng quận Thủ Đức, các con rạch dẫn và thoát nước thuộc các quận, huyện như: Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 12, Củ Chi, Nhà Bè... cũng trong tình trạng báo động. Ông Huỳnh Văn Tới, Chủ tịch UBND xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, cho biết dự án công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn cứ liên tục trễ hẹn. Theo kế hoạch trong vòng 18 tháng (bắt đầu tính từ năm 2003) công trình này sẽ hoàn thành nhưng đến nay khối lượng mới được 20%! Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay đã có gần chục vụ vỡ đê, sạt lở do triều cường, gây thiệt hại kinh tế và đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân.

Quản lý đê bao: Nơi làm nơi bỏ!

Ông Nguyễn Ngọc Công, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi - Phòng chống lụt bão (TL-PCLB) TPHCM, cho biết tình trạng đê bao xuống cấp một phần xuất phát từ khâu quản lý. Hầu hết chủ đầu tư các dự án xây dựng khu dân cư tại các khu vực như Thủ Đức, Bình Chánh sau khi được giao đất đã không thực hiện việc gia cố, duy tu đê bao theo quy định. Trường hợp vỡ đê thuộc khu vực dự án của Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức vào giữa tháng 11-2005 là một ví dụ.

img
Người dân phường Hiệp Bình Phước (Thủ Đức) luôn sống trong cảnh ngập lụt do nước tràn bờ đê. Ảnh: H.Ký

Theo Pháp lệnh Bảo vệ công trình thủy lợi quy định tổ chức được giao đất phải có trách nhiệm duy tu đê bao thuộc phần đất dự án của mình quản lý. “Luật quy định là vậy nhưng từ trước đến nay chưa có đơn vị nào bị chế tài vì không tu bổ đê bao” - ông Công cho biết. Mặt khác, theo Chi cục TL-PCLB, phân công trách nhiệm như hiện nay là Khu Đường sông quản lý luồng lạch, UBND quận, huyện quản lý bờ và hành lang sông rạch đã gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm. Mới đây, Ban Chỉ huy PCLB TP đã kiến nghị UBND TPHCM giao việc quản lý và duy tu đê bao cho một đơn vị công ích cấp quận thay vì UBND.

Một số dự án đê bao bị “treo” do thiếu vốn. Theo Chi cục TL-PCLB, dự án công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn kinh phí hơn 300 tỉ đồng, đến nay chỉ mới triển khai được 2 gói thầu thuộc địa bàn xã Nhị Bình (Hóc Môn) do vướng mắc về vốn. Gần đây, UBND TP đã thống nhất dùng vốn ngân sách TP đầu tư dự án này. Dự kiến, phải đến cuối năm 2008 mới hoàn thành. Dự án xây dựng tuyến đê bao thủy lợi ven sông Sài Gòn cho 2 quận Bình Thạnh, Thủ Đức có tổng dự toán gần 60 tỉ đồng, sau 2 năm chuẩn bị vẫn còn đang chờ phê duyệt và sớm nhất cũng phải đầu năm 2007 mới có thể khởi công.

Đề nghị cách chức lãnh đạo nếu xảy ra vỡ đê

Dự án Luật Đê điều vừa được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận ngày 14-8 vừa qua. Theo ý kiến nhiều đại biểu, dự thảo lần này đã quy định rõ hơn về trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đê điều, bãi sông. Đồng thời, cần tham khảo cách xử lý trách nhiệm khi để xảy ra sự cố đê của người xưa. Trong đó, đã có ý kiến cho rằng phải cách chức chủ tịch UBND các cấp nếu xảy ra sự cố vỡ đê. Không thể để dân chịu cực khổ do vỡ đê nhưng không ai chịu trách nhiệm...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo