xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để ít dần những “Giang Kim Đạt”...

Luật sư Nguyễn Văn Đức

Một cán bộ cấp trưởng phòng, trong vòng 2 năm tham ô của nhà nước 18,6 triệu USD nhưng không bị phát hiện. Tại sao Giang Kim Đạt có thể thực hiện trót lọt hành vi của mình dễ dàng như thế?

Câu trả lời không khó, là bởi hệ thống phòng ngừa tham nhũng chưa hiệu quả dù nhà nước có rất nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đấy là các nghị quyết của Đảng về những điều đảng viên không được làm cho đến Luật Phòng, Chống tham nhũng; Luật Công chức; Luật Viên chức đến các nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành. Gần đây là Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17-7-2013 của Chính phủ và Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31-10-2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Các văn bản này quy định rất chi tiết nhưng tham nhũng vẫn diễn ra, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Phải tìm đúng nguyên nhân, bắt đúng mạch thì việc “kê toa, bốc thuốc” mới hiệu quả.

Thực tiễn xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy một điểm chung nổi bật là việc phát hiện quan tham không phải từ nội bộ cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng mà hầu hết là từ báo chí, đơn thư tố giác của dân hoặc do cơ quan chức năng nước ngoài phát hiện (đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài). Như vậy, khả năng “đề kháng” trong nội bộ cơ quan, tổ chức thật sự có vấn đề. Như vụ Vinashin, Vinalines trải qua hàng chục đợt thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện tham nhũng hoặc cảnh báo nguy cơ xảy ra tham nhũng. Chỉ khi hành vi tham nhũng hoàn thành, kẻ phạm tội đã “tiêu hóa” hết tài sản tham nhũng thì mới bị phát hiện. Đó cũng là lý do tại sao án tham nhũng xử không ít nhưng không thu hồi được tài sản tham nhũng vì tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, chuyển dịch cho người thân. Rốt cuộc, công cuộc phòng chống tham nhũng chỉ xử lý được phần ngọn.

Trước nay, chúng ta chỉ chú trọng đến chống tham nhũng mà chưa đề cao công tác phòng ngừa. Vì vậy, để trị được tận gốc nạn tham nhũng, cần thay đổi phương thức từ “chống” sang “phòng”.

Một là, phải thực hiện đầy đủ việc minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định. Nếu bị phát hiện kê khai gian dối hoặc trong nhiệm kỳ công tác mà tài sản tăng lên bất thường, không giải trình được nguồn gốc thì phải từ chức để cơ quan điều tra chống tham nhũng làm rõ. Hai là, công khai kết quả xử lý quan tham và việc thu hồi tài sản tham nhũng trên các phương tiện truyền thông để nhân dân giám sát. Ba là, nhà nước cần có cơ chế đặc biệt để khuyến khích nhà báo tham gia phòng chống tham nhũng và có những quy định miễn trừ trách nhiệm cho báo chí, nhà báo viết bài về phòng, chống tham nhũng. Bốn là, tăng cường sự giám sát của nhân dân. Cần phải phân loại đơn thư tố cáo nặc danh, nếu nặc danh nhưng nội dung chỉ ra cụ thể địa chỉ các tài sản của người bị tố cáo, nguồn gốc hình thành thì phải xem đây là thông tin tố giác tội phạm và xử lý đến nơi đến chốn. Song song đó, cần có cơ chế đặc biệt để bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng.

Nếu chưa thay đổi phương thức phòng, chống tham nhũng thì sẽ còn nhiều Giang Kim Đạt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo