xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để khỏi “bôi trơn”...

Nguyễn Ngọc Điện

Việc Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Sự - ra thông báo cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến thực thi công vụ được nhiều người tán đồng, hoan nghênh.

 

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng việc này chẳng khác ném đá ao bèo. Bởi, bất chấp nỗ lực của cả bộ máy nhà nước và toàn xã hội trong nhiều năm qua, tham nhũng vẫn dai  dẳng như một thách thức. Vả lại, ai cũng hiểu phong bì bây giờ đã bị coi là hình thức tham nhũng thô sơ và có hiệu quả thấp do không thể chuyển giao tài sản có giá trị đủ sức đánh đổi với những quyết định mang lại lợi ích to lớn. Các quan tham “chuyên nghiệp” có tài khoản ở nước ngoài, có doanh nghiệp sân sau, nói chung có đầy đủ phương tiện để tiếp nhận của cải thông qua các giao dịch chính thức, trông có vẻ rất đường hoàng chứ không cần phải lén lút.

Muốn chống tham nhũng một cách triệt để, tận gốc, cần hành động kiên quyết trên phạm vi toàn hệ thống theo một kế hoạch nhất quán và dài hơi. Việc phát động chiến dịch trên một địa bàn nhỏ và chỉ tập trung đánh vào việc đưa phong bì, thứ được cho là biểu tượng của tham nhũng “vặt” ở cấp thấp, thì nếu như lệnh cấm có phát huy được tác dụng cũng khó duy trì do điều kiện xung quanh  không thuận lợi.

Nhưng dẫu sao, lệnh cấm thể hiện quyết tâm của lãnh đạo TP Hội An trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, thậm chí hiểm họa, nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính ở địa phương. Có thể coi đó là sự khẳng định thái độ không khoan nhượng đối với cái xấu và cứ tin rằng đối tượng của lệnh cấm không chỉ là những chiếc phong bì; sẽ có những biện pháp mạnh nhằm kiểm tra, rà soát sâu rộng đối với tất cả các cơ quan, vị trí trong mọi hoạt động công vụ...

Kinh nghiệm của các nước cho thấy hoàn toàn có thể xây dựng và duy trì chính quyền liêm chính ở địa phương khi cả quốc gia tuyên chiến chống tham nhũng. Vấn đề là làm thế nào để công chức không thèm và không thể đem quyền lực được giao cho mình làm vật đánh đổi với tiền bạc, lợi ích vật chất trong quá trình giao tiếp công vụ với người dân.

Điều quan trọng là địa phương được giao các quyền tự chủ: Lập và sử dụng ngân sách riêng để nuôi dưỡng bộ máy; xây dựng quy trình công vụ phù hợp với điều kiện của địa phương… Khi đó, công chức được trả thù lao thỏa đáng thường sẽ ít quan tâm đến việc dựa vào quyền lực để hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân; công chức vi phạm phải bị xử lý thật nghiêm. Bên cạnh đó, quy trình công vụ được xây dựng hợp lý và niêm yết công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân biết được nơi nào cần đến, việc nào cần làm, thời gian cần chờ đợi để yêu cầu của mình được đáp ứng đầy đủ mà không cần phải “bôi trơn”.

Tất nhiên, một khi đã được giao quyền hạn rộng rãi để “tự lập” mà địa phương lại thất bại trong việc làm cho bộ máy chính quyền trong sạch và hoạt động có hiệu quả thì những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và có thể phải nhận những chế tài thích đáng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo