xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị xử lý người có trách nhiệm từ chối cung cấp thông tin cho báo chí

Theo V.V.Thắng (Sài Gòn Giải Phóng)

Ngày 12-12, tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế), Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức hội thảo “Đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí hiện hành và những kiến nghị, đề xuất cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí” và “Đánh giá tác động của dự án đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam và những đề xuất về mô hình hợp tác tương lai”. Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn chủ trì hội thảo.

Hầu hết các đại biểu tham gia hội thảo đều kiến nghị, theo điều 7, chương III (Luật Báo chí đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định về việc cung cấp thông tin cho báo chí thì, “trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời…”. Nhưng trên thực tế, nhiều lúc người có trách nhiệm phát ngôn từ chối cung cấp thông tin cho báo chí. Do vậy, Luật Báo chí nên quy định rõ trách nhiệm và mức độ xử lý nghiêm đối với những đối tượng được giao quyền cung cấp thông tin cho báo chí nhưng cản trở phóng viên tiếp cận nguồn tin chính thống.

Đối với trường hợp nguồn thông tin chính thống còn cung cấp cho báo chí sai sự thật, một số đại biểu đề nghị, Luật Báo chí sửa đổi phải có điều khoản “miễn trừ trách nhiệm” nếu tờ báo đó lấy tin từ nguồn chính thống.

Có đại biểu nhìn nhận, thời gian qua, website của các tổ chức kinh tế, hội nhóm theo sở thích hay blog cá nhân… (gọi chung là truyền thông xã hội) phát triển song hành cùng với loại hình thông tin chính thống (là những tờ báo hay website được cấp phép hoạt động xuất bản). Bên cạnh những tác động tích cực, truyền thông xã hội đã bộc lộ một số tác động tiêu cực đến dư luận xã hội. Vậy quản lý như thế nào cho tốt thì Luật Báo chí nên đề cập hoặc có quy ước rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của người viết hoặc lập trang thông tin xã hội này.

Bộ TT-TT cần rút ngắn thời gian quy định phóng viên được cấp thẻ nhà báo. Lý do, sau 3 năm công tác, phóng viên mới được cấp thẻ nhà báo thì lúc đó mối quan hệ của họ đã xác lập, không mấy khi dùng đến thẻ phục vụ tác nghiệp. Thẻ nhà báo chỉ cần khi phóng viên mới vào nghề. Nên chăng cấp thẻ nhà báo “tạm thời” khi phóng viên công tác ở một tờ báo được 6 tháng và khi tròn 3 năm sẽ cấp thẻ dài hạn hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo