Ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Vedan, đã báo cáo với bộ trưởng về tình hình khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do nước thải của Vedan gây ra đối với nông dân sống trên lưu vực sông Thị Vải.
Đến nay, sau khi tháo dỡ toàn bộ hệ thống đường ống xả lén nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, Vedan đã đầu tư thiết bị cô đặc dung dịch sau lên men, dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt và hai hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra, công ty này cũng đã trình
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (X) kiểm tra nơi Vedan từng đặt đường ống xả thải chui, nay đã được khắc phục |
Kiểm tra hoạt động tại hồ sục khí, các cửa xả để bơm dịch thải và các nơi có máy bơm để xả nước thải ra sông, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đề nghị Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai phải kiểm tra chặt chẽ tổng lượng nước đầu vào và đầu ra, tính toán lượng nước thất thoát, tiêu hao trong quá trình sản xuất để đề phòng Vedan có thể xả trộm.
“Về mặt kỹ thuật, phải xem Vedan còn gian lận nữa hay không, công nghệ càng hiện đại càng phải được kiểm tra chặt, không được chủ quan vì không ai dám chắc Vedan có xả thải ngoài hệ thống mới vừa đầu tư hay không. Chỉ có cách kiểm soát chặt lượng nước đầu vào và đầu ra, chúng ta mới biết được Vedan có xả ngầm hay không” – Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói.
Thị sát trực tiếp lưu vực sông Thị Vải, đoạn từ phía sau nhà máy Vedan đến dọc hạ lưu cảng Phú Mỹ, cảng Gò Dầu, nơi có nhiều doanh nghiệp đấu nối hệ thống xử lý nước thải với sông Thị Vải, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định: “Nước sông Thị Vải đã xanh trong trở lại. Điều thấy rõ nhất là tôm, cua, cá đã trở về. Tôi có hỏi người dân là so với trước đây như thế nào, họ bảo rằng 5 tháng trở lại đây có nhiều hộ một ngày thu nhập từ 800.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng nhờ đánh bắt thủy sản trên sông Thị Vải”.
Bà Phạm Thị Ánh Nguyệt, người dân đang đăng đáy, kéo lưới trên sông đoạn gần huyện Nhơn Trạch, cho biết có ngày bà kiếm được trên 1 triệu đồng, ngày ít nhất cũng được khoảng 300.000 đồng.
Hôm nay, 11-5, đoàn công tác của Bộ TN - MT sẽ làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai và UBND TPHCM để thảo luận, bàn giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, bàn phương án hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại sau vụ Vedan đầu độc sông Thị Vải.
Hơn 70 doanh nghiệp cùng đầu độc sông Thị Vải
|
Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên khẳng định: Nước sông Thị Vải đã xanh trong trở lại. Tôm, cua, cá đã trở về song ông lưu ý đối với bùn dưới đáy sông, phải nghiên cứu để kiểm nghiệm hàm lượng kim loại, độc tố. Ảnh: N.BÍCH |
Bình luận (0)