xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất 3 phương án tăng lương

Tô Hà - Thế Kha

Theo đề xuất của Chính phủ đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, từ ngày 1-1-2015, tăng 8% lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương đối với bộ phận công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (QH), cho biết tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ (TV) QH chiều 7-11, đề xuất tăng lương từ đầu năm 2015 của Chính phủ đã được thông qua với sự nhất trí tuyệt đối. Tuy nhiên, đề xuất tăng lương của Chính phủ còn phải chờ QH thông qua.

Tăng ngân sách thêm 11.000 tỉ đồng

Theo đề xuất của Chính phủ đã được Ủy ban TVQH thông qua, từ ngày 1-1-2015, tăng 8% lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương đối với bộ phận công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp. Đó là những người có hệ số lương 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang hưởng lương ngân sách).

 

Công chức là đối tượng được Chính phủ đề xuất tăng lương. Trong ảnh: Nhân viên UBND quận Tân Bình, TP HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân Ảnh: TẤN THẠNH
Công chức là đối tượng được Chính phủ đề xuất tăng lương. Trong ảnh: Nhân viên UBND quận Tân Bình, TP HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân Ảnh: TẤN THẠNH

 

Ông Nhã cho biết theo phương án này, kinh phí phải tăng thêm khoảng 11.100 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 10.000 tỉ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.

Trước đó, ngày 6-11, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính có tờ trình báo cáo Ủy ban TVQH xem xét đề xuất tăng lương. Việc điều chỉnh này sẽ cải thiện thu nhập cho gần 5 triệu người, chiếm 2/3 đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất 3 phương án tăng lương. Phương án 1: Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,15 triệu đồng/tháng lên 1,24 triệu đồng/tháng. Lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương cơ sở - mức tăng tương ứng lạm phát trong 2 năm 2014-2015 cho cả 3 nhóm đối tượng nói trên. Tổng kinh phí tăng thêm khoảng 33.000 tỉ đồng. Phương án 2: Chỉ tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương đối với bộ phận công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp; tổng kinh phí tăng thêm khoảng 11.000 tỉ đồng. Phương án 3: Chỉ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng 10%, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 6.700 tỉ đồng.

Cần cắt giảm nhiều khoản

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM, cho rằng việc đề xuất điều chỉnh lương cho thấy Chính phủ đã lắng nghe ý kiến của đại biểu (ĐB) QH, cử tri, tất nhiên việc cân đối ngân sách phải phụ thuộc vào tình hình. Theo bà Tâm, nhiều ĐBQH đặt vấn đề: Trong chi thường xuyên, khoản nào cần ưu tiên, trong đó chi cho tăng lương có phải ưu tiên không, bởi đây là chi cho con người, bảo đảm tối thiểu đời sống cho người lao động. “Vấn đề tôi quan tâm là đã thực sự tiết kiệm trong chi ngân sách chưa, như chi cho hội nghị, khánh tiết, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành đã tiết kiệm triệt để chưa? Tôi cho là chưa, chi khánh tiết còn lãng phí lắm, hội thảo còn đưa về khu du lịch tổ chức, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo hạn chế nhưng làm chưa nghiêm. Tôi nghĩ nếu làm tốt những việc này thì cũng có nguồn tăng lương cho người lao động” - bà Tâm phân tích.

Bà Tâm đề xuất nếu ngân sách cân đối được thì trợ cấp cho những người hưởng lương thấp và cán bộ hưu trí, đặc biệt là cán bộ hưu trí có mức lương thấp - nghỉ hưu từ năm 1993 trở về trước, do cuộc sống họ đang hết sức khó khăn. “Năm 2015, Chính phủ phải quyết liệt tinh giản biên chế, tổ chức lại bộ máy, tránh trùng lấn chức năng nhiệm vụ, loại bỏ tầng lớp trung gian. Nếu không thì phải chi phí cho bộ máy quá lớn” - bà Tâm kiến nghị.

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM, đồng tình với đề xuất tăng lương thêm 8% cho người thu nhập thấp. Ông Lịch cho biết: “Như tôi, nếu lương tối thiểu tăng 100.000 đồng thì mỗi tháng lĩnh thêm khoảng 1 triệu đồng nhưng cấp dưới của tôi thì khoản lĩnh thêm chỉ khoảng 200.000 đồng, trong khi cuộc sống của họ rất khó khăn”. 

 

Tăng lương phải gắn với cải cách hành chính

Ông Trần Du Lịch cho rằng về lâu dài, cần có một cuộc cải cách tiền lương lần thứ 2 chặt chẽ hơn và gắn với cải cách hành chính. Phải cải cách hành chính để việc của 10 người nhưng 6-7 người vẫn đảm đương được. Chỉ có tinh giản được bộ máy thì mới có nguồn để tăng lương.

Theo ông Lịch, không thể để thuyền lên nước lên như hiện nay và người dân không thể nào đóng thuế mãi để tăng bộ máy nhà nước. “20 năm trước, cả nước có 400 đơn vị hành chính cấp huyện, 6.000 cấp phường xã, bây giờ đã tăng gấp đôi, chưa kể mọi thứ đều đã theo thị trường, thế tại sao lại vẽ thêm bộ máy?” - ông Lịch đặt vấn đề.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo