Nhiều gia đình ông bà sinh ở Cà Mau nhưng đến con và cháu thì có thể sinh và sống ở TP HCM hoặc nơi thứ ba nhưng vẫn khai sinh nguyên quán gốc. Vì vậy, có thực sự cần thiết phải kê khai nguyên quán không?
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long, việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và thời hạn sử dụng loại thẻ này chỉ giới hạn đến 14 tuổi phải đổi là không cần thiết. Với quy định này, hằng năm có từ 1-2 triệu thẻ mới hay đổi thẻ là rất phức tạp và tốn kém cho xã hội. Vì thế, nên duy trì giấy khai sinh hiện hành.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ cho hay yếu tố “nguyên quán” được ghi trong lý lịch là “thông lệ và truyền thống pháp lý”. Lịch sử quản lý công dân đều quy định người con sinh ra lấy nguyên quán của cha nhằm giúp tìm được gốc tích của một người. Hơn nữa, nhìn ở góc độ bảo đảm an ninh quốc gia mới thấy quan trọng hơn ở góc nhìn xã hội.
Ông Ngũ cũng cho biết để quản lý công dân không dùng thẻ này thì phải dùng thẻ khác. Hiện là chứng minh nhân dân và sau này là thẻ căn cước, chỉ là tên gọi khác nhau. Ông Ngũ cũng nêu rõ việc khai sinh ghi nhận sự kiện quan trọng một con người được sinh ra là việc đương nhiên được bảo đảm.
Trấn an lo ngại lãng phí có thể nảy sinh từ việc in thẻ căn cước ở 63 tỉnh, thành, ông Ngũ khẳng định chỉ có 1 trung tâm in thẻ căn cước công dân duy nhất ở Hà Nội cùng với Trung tâm Xử lý cơ sở dữ liệu quốc gia và cư dân. Nhà nước miễn phí khi làm thủ tục khai sinh, thẻ căn cước lần đầu cho công dân và người dân chỉ mất tiền nếu làm lại do mất.
Tín nhiệm quá nửa là thấp thì được từ chức
Cùng ngày, hội nghị cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức QH (sửa đổi). Dự thảo quy định QH bỏ phiếu tín nhiệm khi có ý kiến bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số ĐBQH; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của QH. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa (hoặc 2/3) tổng số ĐBQH đánh giá tín nhiệm thấp, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số ĐBQH bỏ phiếu không tín nhiệm có thể từ chức. Trong trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn có trách nhiệm trình QH xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được QH tín nhiệm.
Dự luật cũng quy định về chức danh Tổng Thư ký QH nhưng Ủy ban Thường vụ QH đề nghị làm rõ vai trò của Tổng Thư ký QH cho phù hợp hơn với mô hình tổ chức của Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế và cho rằng Tổng Thư ký QH không nhất thiết phải bầu trong số các ĐBQH.
Bình luận (0)