xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di sản kiến trúc “bốc hơi”

THU SƯƠNG

Nhiều công trình kiến trúc cổ của TPHCM có giá trị ngang ngửa với thế giới đã bị đập bỏ, trong khi nhiều công trình khác đang cố gắng giả cổ một cách vô hồn

Ngày 14-12, Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM tổ chức hội thảo “Di sản kiến trúc đô thị TPHCM”.

Phôi phai “ký ức”

Năm 1993, lần đầu tiên TPHCM thực hiện chương trình Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị do TS-KTS Lê Quang Ninh làm chủ nhiệm. Kết quả đã xác định được 108 công trình cảnh quan, kiến trúc cần bảo tồn. Đến nay, đây là chương trình nghiên cứu quy mô nhất. Thế nhưng, “theo đánh giá của dư luận thì chương trình của tôi đã thất bại, bạn bè đồng nghiệp trêu “ông mất công nghiên cứu để giờ bị phá hết rồi”.
 
Tôi nghĩ 108 công trình chắc giờ chỉ còn 70%” - TS-KTS Ninh xót xa. Nhiều đại biểu cho rằng con số thực tế chắc chắn còn thấp hơn. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cũng thừa nhận nhiều di tích lịch sử hiện nay đã xuống cấp, nhiều công trình cảnh quan kiến trúc đã bị phá bỏ, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý.
img
Khu nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 - TPHCM,
một kiến trúc giá trị cần được bảo tồn nguyên trạng. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Cơn lốc đô thị hóa đã phá đi khá nhiều bản sắc độc đáo của TPHCM. Theo KTS Nguyễn Việt Dũng, nhiều công trình kiến trúc đẹp không thua kém các kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như cây cầu bắc qua Thảo Cầm Viên được sánh ngang với cầu bắc qua sông Seine (Pháp) nhưng vì nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh nên đã phải phá bỏ.
 
Trong khi đó, nhiều công trình giả cổ đang gây phản cảm. Ví dụ, TP cho phép xây công trình cao tầng quanh nhà thờ Đức Bà với yêu cầu hài hòa với kiến trúc của công trình này. Chủ đầu tư bèn xây thêm tháp nhọn, vậy là xuất hiện cả “rừng” tháp nhọn vây quanh nhà thờ Đức Bà. Hiện nay, có rất nhiều công trình cao tầng giả cổ như thế đe dọa các công trình kiến trúc cổ.

Theo GS-TS Nguyễn Việt Châu, đô thị không có di sản là đô thị không có ký ức, “mất trí nhớ”, đó không thể làm niềm tự hào của cộng đồng dân cư bên trong, cũng không thu hút được du khách bên ngoài, tất nhiên đô thị đó không thể phát triển bền vững.

Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển

Bảo tồn và phát triển là hai nguyên tắc quan trọng để đô thị phát triển bền vững nhưng thực tế hiện nay, bảo tồn cảnh quan kiến trúc và phát triển tại TP đang gặp mâu thuẫn. TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn nói ông từng hỏi khá nhiều nhà đầu tư lớn và uy tín, họ bảo muốn xây đâu cũng được, miễn là “biết lobby” (vận động hành lang) Chấp nhận cho xây dựng trong không gian lịch sử và đập bỏ những di tích đã được lựa chọn chính là một thách thức lớn  trong công tác bảo tồn hiện nay của TP.
 
“Bảo tồn vẫn có thể phát triển vì ngoài ý nghĩa về văn hóa xã hội, lợi ích đem lại từ nguồn thu du lịch - thương mại của các công trình bảo tồn rất cao, nếu có chiến lược bảo tồn đúng đắn” - TS-KTS Sơn nhận xét. Trong khi đó, TS Phạm Hữu Mý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TPHCM, chia sẻ: “Có những ngôi nhà cổ chủ sở hữu không muốn xếp hạng vì sợ ảnh hưởng đến việc tu bổ, sử dụng. Vì thế, cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp và những cơ chế đồng thuận làm căn cứ cho việc bảo tồn”.

Một trường hợp bảo tồn cụ thể được nhiều đại biểu nhắc đến là khu 930 ha ở trung tâm hiện do Công ty Nikken Sekkei tư vấn. Theo đó, khu bảo tồn chỉ nên khoanh vùng từ Công viên Tao Đàn về phía Bắc, còn lại có thể cho xây nhà cao tầng, tránh tình trạng khoanh vùng khu vực quá lớn sẽ làm không xuể và thậm chí “làm bậy”. 

Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, năm 2010, UBND TP đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc TP nhưng đến nay, chương trình vẫn chưa được phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

200 di tích tại khu phố cổ Chợ Lớn

Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết dự án nghiên cứu ý tưởng thiết kế đô thị khu phố cổ Chợ Lớn do đơn vị thiết kế DCU của Tây Ban Nha tư vấn đã có một số kết quả ban đầu. Tư vấn đã đưa ra danh mục 200 căn nhà phố và di tích đã được xếp hạng để có chiến lược bảo tồn cụ thể. Bên cạnh đó, đưa ra thiết kế đô thị cho ba khu vực: khu vực chợ Bình Tây sẽ được bảo tồn và cải thiện không gian công cộng, các công trình đền, chùa, nhà cổ sẽ được bảo tồn và củng cố di sản văn hóa và dọc trục đại lộ Võ Văn Kiệt là không gian phát triển mới, có thể xây dựng nhà cao tầng nhưng hài hòa với thiết kế trong khu vực.

UBND TP đề nghị tư vấn nghiên cứu thêm về quy mô, đồng thời xác định ranh dự án để sớm thông qua, làm cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn trong khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo