xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi vào vùng... sét đánh

PHẠM AN HÒA

Con đường đi qua huyện Lâm Hà, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, đoạn từ huyện Lắc (Đắk Lắk) sang tỉnh Lâm Đồng là vùng nổi tiếng về sét đánh. Người dân nơi đây đã nhiều lần chứng kiến lưỡi hái thần sét bất ngờ ập xuống.

SỢ QUÁ, ÔNG THIÊN LÔI.

- Phi Liêng là một xã miền núi, với nhiều thành phần dân tộc sống quây quần: Kinh, Nạ, K’ho, Lạch; Tày, Thái, Dao, Mông (từ Tây Bắc)... Kinh tế ở đây chủ yếu làm nương rẫy với các vườn cà phê xanh bạt ngàn đang mùa trĩu quả. Giống như nhiều vùng đất khác của vùng Nam Tây Nguyên, Phi Liêng có cấu tạo của một vùng đồi hình bát úp, suốt ngày bị ánh nắng chiếu thẳng vào.

Lúc chúng tôi đến, cơn mưa bất chợt đổ xuống sau khi bầu trời xám xịt. Bỗng “đùng... đùng... đùng”, tiếng thần sét in rõ trên nền trời. Người dân tất tả chạy cả vào nhà, con đường đi qua thôn trung tâm vắng lặng. Bà Lê Thị Bé, bán tạp hóa gần đó, chép miệng: “Người dân ở đây cứ thấy mưa là chạy vào nhà vì sợ ông thiên lôi lắm, nhiều người về nhà không kịp bị sét đánh liền”. Cách đây vài năm, ông Trần Văn Quý, nhà ở gần chùa Ngọc Sơn, là thợ chuyên xây mộ thuê đang kẻ chỉ cho một ngôi mộ mới xây thì trời mưa lớn. Chưa kịp chạy về nhà thì đùng một cái, sét đánh ngang người, ông chết ngay tại chỗ. Sét còn đánh cháy cả dây điện làm hệ thống điện thôn Phước Sơn tê liệt suốt nhiều ngày.

Thông thường, gia đình các nạn nhân bị sét đánh chết luôn giấu giếm vì... sợ xui. Tiếp cận với gia đình anh Thiếu Quốc Cường, ở thôn 5, gặng hỏi mãi, anh mới kể: “Lần đó, em trai tôi là Thiếu Quốc Thái đang đi ngoài trời mưa, không ngờ sét đánh xẹt tóc, rất may không sao. Từ đó nó sợ chết khiếp không dám ra đường khi trời dông bão”. Tại gia đình bà Na, dân tộc Mông di cư vào Tây Nguyên theo diện kinh tế mới, bà kể lại câu chuyện đứa cháu trai mình bị sét đánh cách đây vài tháng trong nước mắt: Lần đó nó đi rừng hái lá về cho gia đình nấu bánh chưng, đem ra chợ bán. Trời mưa, mới tới đầu nhà đã bị một luồng điện ập xuống. Cả người cháu cháy đen, không thể nhận diện được thi thể. Vụ mới nhất là chị Vàng A Lì, dân tộc Mông, bị sét đánh chết ở thôn Thanh Bình khi chị đang gặt lúa nước. Nhiều đồng bào đồn thổi rằng “con ma nó nhập vào người con Lì nên mới bị sét đánh như thế”.

Phi Liêng dưới trời mưa, bầu trời luôn “nổ tung” những tiếng động rất lạ. Mưa càng lớn thì tiếng “đùng... đùng” của sấm chớp càng nhiều.

SỐNG TRÊN ĐẤT DỮ

- Sống giữa vùng sấm sét, anh Nguyễn Hiệp, Phó trạm trưởng Trạm Dân –quân – y kết hợp, lần giở cho chúng tôi xem từng trang hồ sơ về những người bị sét đánh trong xã. 13 năm trôi qua, trạm xá xã Phi Liêng đã nhiều lần tiếp nhận những trường hợp bị sét đánh cháy đen. Có nạn nhân may mắn đưa đến trạm xá được cứu sống kịp thời, nặng hơn thì đưa lên bệnh viện tuyến trên. Trả lời về những đồn thổi về người ác sẽ bị thiên lôi đánh, anh Nguyễn Hiệp cho biết: “Địa hình lởm chởm, không bằng phẳng, thứ nữa do ở đây có nhiều quặng, thiếc, vàng, bãi vonfram... rất có thể bị nhiễm từ nên sấm sét mới nhiều thế”.

Đến giờ phút này, người dân địa phương đã ý thức hơn về điều kiện địa hình và khoáng sản trong lòng đất nên hễ cứ mưa là lại chạy vào nhà... trú ẩn. Câu hỏi vì sao Phi Liêng có nhiều “thiên lôi” vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng?!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo