Những tài sản đó các công ty cho thuê tài chính (CTTC) chi tiền đầu tư và đứng tên sở hữu, còn DN chỉ hợp đồng thuê để sử dụng trong thời hạn nhất định, sau khi trả xong nợ, quyền sở hữu được chuyển sang cho DN. Do thuận lợi như vậy nên nhu cầu thuê tài chính của DN rất lớn, nhưng do thiếu vốn nên lĩnh vực CTTC phát triển chậm.
Lĩnh vực đầu tư khá an toàn
Đến nay cả nước mới có 8 công ty CTTC, trong đó 5 đơn vị thuộc hệ thống NHTM quốc doanh, 1 đầu tư nước ngoài và 2 đơn vị liên doanh. Theo quy định của Nhà nước, đến nay hoạt động CTTC chỉ thực hiện trên lĩnh vực động sản, còn bất động sản thì chưa. Những động sản các công ty CTTC đầu tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải... Tổng dư nợ CTTC cả nước đến nay ước đạt 1.600 tỉ đồng, chỉ bằng 2,58% so với tổng dư nợ ngân hàng riêng địa bàn TPHCM.
Mặc dù còn khá mới ở Việt
Thiếu vốn hoạt động nhưng lãnh chỉ tiêu dư nợ 8.000 tỉ đồng?
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II, cho biết: “Hiện nay nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách... các DN cần rất nhiều, nhưng chúng tôi không đủ vốn để đáp ứng. Ngoài vốn điều lệ, công ty phải vay vốn của ngân hàng mẹ để kinh doanh, nhưng mức vay bị hạn chế. Theo kế hoạch, đến hết năm 2002, ngân hàng mẹ chỉ cho vay 370 tỉ đồng, nhưng đến nay chúng tôi đã sử dụng hết 320 tỉ đồng, vì vậy từ nay đến cuối năm công ty sẽ thiếu vốn hoạt động”.
Mặc dù là một công ty liên doanh (giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và 4 đối tác nước ngoài) nhưng vốn đầu tư của VILC chỉ có 5 triệu USD (tương đương 76 tỉ đồng), vì vậy công ty phải nhờ một số NHTM huy động thêm vốn để đầu tư cho thuê.
Được biết, theo kế hoạch đến năm 2005, hệ thống CTTC cả nước đặt chỉ tiêu tổng dư nợ 8.000 tỉ đồng, nhưng đến nay mới được 1.600 tỉ đồng, bằng 20% chỉ tiêu phấn đấu. Như vậy, nếu không thành lập thêm các đơn vị mới và không có giải pháp tăng vốn đầu tư cho các công ty CTTC thì mục tiêu đặt ra của toàn hệ thống sẽ khó thực hiện.
Bình luận (0)