xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều trị hiếm muộn, thấy mà thương (*): Thần may mắn gõ cửa

NGỌC MAI

Điều trị hiếm muộn là một hành trình dài mà mỗi bước thành công đều có dáng dấp của những người thân cận, có khi là chồng, mẹ chồng hay người đồng cảnh ngộ

Ở “xóm bà bầu” (chung cư 47-57 đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM) ai cũng biết vợ chồng Lê Thị Vân Hồng (1981) và Hoàng Anh Tuấn (1973). Họ không chỉ được biết là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất xóm do chỉ vừa từ Thanh Hóa vào TP HCM điều trị hiếm muộn (ĐTHM) lần đầu đã thành công ngoài mong đợi mà còn bởi cái kiểu chăm vợ rất mực chu đáo của anh Tuấn.

Làm ô sin cho vợ

May mắn hơn mọi người, vợ chồng anh Tuấn đã có 1 bé gái 10 tuổi. Mong muốn có tiếp đứa con thứ 2 cứ dày lên khi nhiều năm chị Hồng không có bầu khiến cả 2 gia đình đều sốt ruột. Sợ qua mất tuổi sinh đẻ, chị Hồng đã trải qua 4 lần ĐTHM bằng cách bơm tinh trùng vào trứng mà chẳng thấy kết quả. Không chờ đợi nữa, anh chị quyết định vào TP HCM ĐTHM. Chị Hồng là BS xét nghiệm sinh hóa của Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa nên hiểu hết tất cả những khó khăn mà mình sẽ trải qua trong thời gian điều trị. Vì vậy, một mình lặn lội vào TP HCM thuê nhà, chị thuê luôn một đứa cháu đang học đại học ở đây chăm sóc. Thế nhưng, sau các đợt làm xét nghiệm, cơ thể chưa thích nghi được nên chị Hồng luôn ở trong trạng thái khó chịu, ăn uống không được. Thấy sức khỏe vợ có biểu hiện sa sút, anh Tuấn đang là Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn lập tức xin nghỉ phép vào Nam chăm vợ.

 

Anh Hoàng Anh Tuấn đang cặm cụi chăm sóc vợ trong những ngày đầu có thai 
Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Anh Hoàng Anh Tuấn đang cặm cụi chăm sóc vợ trong những ngày đầu có thai Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Ngoài thời gian đưa chị Hồng đi thăm khám và làm các xét nghiệm, hầu như mọi việc nhà anh chẳng để vợ phải động đến. Căn hộ nhỏ dù chỉ ở thuê nhưng anh trang hoàng đầy ấm cúng sao cho vợ được tiện sinh hoạt, nghỉ ngơi.  Như một chiếc đồng hồ sinh học, cứ 5 giờ 30 phút mỗi sáng, anh Tuấn thức dậy đi tập thể dục dọc bờ sông Sài Gòn rồi tìm mua những thức ăn mà vợ thích đem về lo bữa sáng tươm tất cho cả hai. Sau đó, anh đi bộ ra chợ Bến Thành tự tay chọn từng mớ rau, con cá về nấu nướng cho vừa với khẩu vị của vợ mình. Chính nhờ bàn tay chăm sóc tận tình của anh Tuấn mà chị Hồng đậu 2 phôi thai.

Chưa kịp vui với kết quả đạt được thì chị Hồng bị chứng quá kích khiến ổ bụng căng cứng như chực nổ tung. Nửa đêm, anh cùng những người hàng xóm ẵm vợ đi cấp cứu. Nhìn vợ ôm bụng đau quằn quại, ruột gan anh như cắt ra từng khúc. Sau khi cơn nguy kịch đã qua đi, anh Tuấn tăng cường chăm sóc vợ như chăm một đứa trẻ. Từ chuyện lau mình, thay đồ... anh đều làm bằng tất cả sự nhẹ nhàng, ân cần. Anh Tuấn kể  có ngày anh đi bộ ra chợ Bến Thành mua đồ tới 3 lần. Do chị Hồng thích ăn cua nhưng cứ ăn vào là nôn ra hết nên anh chẳng ngại đi tới đi lui, mua cho bằng được cua về luộc, gỡ thịt, xào nấu cho vợ được bát miến.

Không chỉ có anh Tuấn, nhiều cặp vợ chồng khác ở “xóm bà bầu” đều chăm sóc nhau tận tình để mong có được đứa con nối dõi tông đường. Có người bao năm nay nghiện thuốc lá, hạ quyết tâm nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được. Vậy mà khi biết vợ cấn thai, sợ hơi thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi đã lập tức bỏ thuốc ngay mà không cần phải áp dụng biện pháp cai nghiện nào.

Buổi trưa, dọc hành lang chung cư, khi các bà vợ đã chìm vào giấc ngủ, các ông chồng bèn đem bàn cờ tướng ra vừa ngồi đánh vừa hé cửa trông chừng. Nhiều người gọi vui họ là đội ngũ các ông chồng ô sin chăm bầu bài bản nhất thế gian.

Tình mẹ chồng - nàng dâu

Bà Thục Giao ở Thái Bình mừng rỡ đến bỏ hết công việc ngoài quê vào chăm con dâu khi biết cô cấn thai. Thấy nhiều người thuê người giúp việc nhưng bà Giao bảo chẳng ai bằng mẹ con. Thế là bà tự nguyện đi chợ nấu ăn, lau nhà, giặt đồ…, không để con dâu phải đụng tay vào bất cứ việc gì.

Chị Hà về làm dâu bà Giao cách đây khoảng 10 năm. Khi mới cưới, chị có thai nhưng trong một lần đi chợ thì bị ngã nên sảy. Kể từ đó đến nay, sau nhiều nỗ lực, vợ chồng chị Hà vẫn chưa thể có cho bà Giao một đứa cháu cho vui cửa vui nhà. Những lúc chị Hà buồn, bà Giao tỉ tê động viên con tìm nơi chữa trị. Bà bảo điều mơ ước duy nhất của mình bây giờ là trước khi nhắm mắt xuôi tay thấy được mặt đứa cháu nội bất kể là trai hay gái. Giờ thì mơ ước của bà đã sắp thành hiện thực.

Nghe bác sĩ dặn chị Hà mới có thai không được hoạt động nhiều, mọi động tác phải thật nhẹ nhàng thế là bà Giao “giám sát” con dâu từng tí một. Chỉ cần chị Hà trở mình bà cũng chạy đến nâng đỡ nhẹ nhàng. Để con dâu không phải đi lại, bà Giao tự tay đút từng thìa cháo, lo cả chuyện vệ sinh cho chị Hà. Nhìn vào cách bà Giao chăm sóc chị Hà không ai nghĩ đó là  mẹ chồng - nàng dâu.

 

Hy vọng không nguôi

Ở “xóm bà bầu” cũng có những người vì gia cảnh neo người hoặc kinh tế quá khó khăn không thuê nổi người giúp việc phục vụ trong những ngày đậu thai, thời điểm mà BS yêu cầu nằm yên nghỉ ngơi hạn chế đi lại. Thế là chẳng ai bảo ai, những chị em cùng hoàn cảnh người nọ chăm sóc người kia rất tận tình từng chén cơm miếng nước.

Mặc cho cuộc sống xô bồ bon chen ngoài kia, tại chung cư này, những phụ nữ đều có chung nỗi niềm là làm sao để có một đứa con. Thực tế, xác suất đậu thai chỉ tính bằng 10% đến 20% nhưng ở “xóm bà bầu”, những người điều trị hiếm muộn đến từ khắp nơi trên đất nước này chưa lúc nào nguôi hy vọng. Họ đến rồi đi, đi rồi lại hẹn ngày trở lại để tiếp tục nuôi hy vọng dẫu biết rằng đôi khi chỉ còn chờ ở số phận.

Kỳ tới: Bác sĩ cũng cầu trời

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo