xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Đỉnh cao” của sự xem thường

Cao Tuấn

Sáng chủ nhật, được vài người bạn công tác trong ngành y mời uống cà phê. Ở đó, câu chuyện đầy chất bi hài về hai bác sĩ thóa mạ nhau tại Vĩnh Long hồi tuần trước lại quay về giữa cái se lạnh khác thường của tiết trời TP HCM. Xem ra vị đắng chát của câu chuyện vẫn còn lan tỏa.

 

Vụ 2 bác sĩ đánh nhau xảy ra ngay trước Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nh. Thanh/NLĐO

Vụ 2 bác sĩ đánh nhau xảy ra ngay trước Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nh. Thanh/NLĐO

 

Nguyên nhân dẫn đến xô xát giữa hai bác sĩ - một người công tác bên ngành đông y, người còn lại làm ở ngành y tế dự phòng - là những lời lẽ chê bai, hạ thấp tính chất công việc của nhau. Chuyện một người bị đồng nghiệp tấn công đến rách mi mắt sau những lời thóa mạ nhau có thể sẽ sớm rơi vào im lặng nếu như cả hai không phải là bác sĩ - hay nói rộng ra là thầy thuốc theo cách gọi tôn quý của xã hội. Sau vụ sử dụng và mua bán bằng giả quy mô lớn ở Thanh Hóa và TP HCM, câu chuyện rất không vui này xuất hiện ngay trong tháng đầu của năm mới 2015, năm mà ngành y tế hứa hẹn - và chắc chắn người dân kỳ vọng - về những bước đi căn bản, quyết liệt nhằm khắc phục những yếu kém trong công tác khám chữa bệnh, từ việc giảm tải bệnh viện đến chấn chỉnh y đức và loại trừ các hình thức tiêu cực khác.

Hồi tháng 8-2009 cũng đã xảy ra vụ một bác sĩ bị 3 đồng nghiệp đánh trọng thương ngay trong phòng mổ của khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Lý do vì có sự bất đồng về nguyên tắc làm việc trong phòng phẫu thuật. Sự việc nghiêm trọng đến mức Công an TP Hà Tĩnh đã phải đến bệnh viện này để lấy lời khai của các bên.

Công bằng mà nói, dạng tiêu cực theo kiểu “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” giữa các đồng nghiệp trong ngành y tế chỉ là chuyện hiếm hoi. Tuy nhiên, chiếc áo trắng của thầy thuốc vốn có sức mạnh biểu tượng; nó nói lên nhiều điều từ nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cho đến lối hành xử với các mối quan hệ xung quanh. Thầy thuốc được xã hội đặt ở một vị thế rất cao và vì lẽ đó, họ cũng cần đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về chuẩn mực.

Tại điều 7 trong 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông có viết: “Với bạn đồng nghiệp phải khiêm tốn, hòa nhã, kính cẩn; với người lớn tuổi thì kính trọng, với người giỏi thì coi như bậc thầy, với người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng, với người kém hơn mình thì dìu dắt họ”. Điều thứ 10 trong 12 điều y đức của Việt Nam cũng yêu cầu người thầy thuốc phải “thật thà, đoàn kết; tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy; sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau”.

Tôn trọng đồng nghiệp luôn là đòi hỏi rõ ràng hầu như trong mọi lời y huấn từ xưa đến nay. Việc dùng vũ lực với nhau giữa các đồng nghiệp ngành y có vẻ như đã chạm đến “đỉnh cao” của sự xem thường nhau và xem thường chính mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo