Suốt buổi trò chuyện với người có lời rao “bán giống và mua dó”, chúng tôi được nghe bà phác họa về một viễn cảnh tươi sáng của những người chịu mua cây giống do công ty của bà sản xuất về trồng. Thực hư thế nào?
Lần theo lời rao trên trang quảng cáo của một tờ báo, trong vai một chủ trang trại, chúng tôi đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Dân, ngụ trên đường 3 Tháng 2, Q.11 - TPHCM. Bà Dân cho biết, Công ty Thiên Hương do bà làm giám đốc chuyên kinh doanh cây giống dó bầu. Nhưng... Công ty Thiên Hương đến thời điểm chúng tôi tiếp xúc
Chất “xúc tác diệu kỳ”(!?)
Bà Dân kể lại cho chúng tôi quá trình phát hiện “dó bầu hương” có khả năng tạo trầm, nghe như huyền thoại: Công ty Thiên Hương đã phát hiện và bảo tồn được một số nguồn gien quý giá của các loại cây dó bầu, đặc biệt là loại “dó bầu hương” (?). Các trại giống của Công ty Thiên Hương (chủ yếu đặt tại Quảng
Song song đó, Công ty Thiên Hương cũng đã tìm tòi và tạo ra được một chất “xúc tác” có khả năng kích thích cây “dó bầu hương” (3 đến 5 năm tuổi) tạo trầm. Khi chúng tôi đề nghị bà tiết lộ chút... chút về chất “xúc tác diệu kỳ” này thì bà Dân từ chối thẳng vì đây là bí quyết công nghệ. Chỉ 2 năm sau khi cấy chất “xúc tác” vào thân cây “dó bầu hương” là có thể thu hoạch được trầm hương chất lượng cao (loại 3 - 4), với tỉ lệ tạo trầm thành công lên đến trên 95% (?).
Trồng “dó bầu hương”, chưa cần có trầm cũng giàu to! !?
Cứ theo như lời bà Dân, cây dó bầu hương có hiệu quả kinh tế cao mà “hầu như không một loại cây nào có thể so sánh được (!)”. Trồng 1 ha cây “dó bầu hương” với mật độ 1.500 - 2.000 cây/ha, tổng vốn đầu tư chỉ trong khoảng 100 - 150 triệu đồng/ha. Từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ mất từ 5 - 7 năm. Đến khi thu hoạch, Công ty Thiên Hương sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thu mua từ 700.000 đồng/cây đến hơn 1.000.000 đồng/cây tùy theo chất lượng trầm của vườn cây. Tính ra, người trồng cây “dó bầu hương” sẽ lãi 10 lần hoặc hơn thế nữa so với vốn đầu tư!
Sẽ thành tỉ phú nếu được bao tiêu. Còn không thì...
Theo giới thiệu của bà Dân, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Nguyễn Trường Sơn, ngụ tại ấp 5, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi - TPHCM. Anh Sơn đã dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cây “dó bầu hương” do anh mua giống tại Công ty Thiên Hương. Trên khu đất có diện tích 1,8 ha, anh Sơn đã cho trồng 3.200 cây “dó bầu hương” (nay đã được 6 tháng tuổi). Anh Sơn cho biết, cây “dó bầu hương” là loại cây rừng nên rất dễ trồng và không sợ sâu bệnh. Có thể bón thêm phân các loại để cây phát triển nhanh hơn, nhưng nếu không bón phân thì cây vẫn phát triển tốt. Anh Sơn còn khoe, không đợi 5 - 7 năm để nuôi, tạo trầm, khi cây “dó bầu hương” được 3 năm tuổi là đã có người đến tận nhà thu mua nguyên cây để đem về nấu, lọc tinh dầu (?!). Cũng rất tiếc, vườn “dó bầu hương” mà anh Sơn trồng chỉ mới 6 tháng tuổi nên “hiện thực” tỉ phú trầm chưa chứng minh được trước mắt chúng tôi. Công ty Thiên Hương cũng chưa có cơ hội để thu mua cây “dó bầu hương” này. Một hecta có thể đạt doanh thu hàng tỉ đồng! Nhưng nếu đợi cây đủ tuổi để cấy chất “xúc tác” tạo trầm, doanh thu có thể cao hơn nhiều vì mỗi cây có thể cho đến 5 kg trầm đạt chất lượng từ loại 3 đến loại 6.
Sự thật có loài “dó bầu hương” hay không? Đề nghị các nhà thực vật học lên tiếng. Nhưng trước mắt chúng tôi ghi nhận: Việc trồng “dó bầu hương” để tạo trầm như lời rao của Công ty Thiên Hương nếu thành hiện thực cũng... trong tương lai.
Cơ chế tạo trầm ở cây dó bầu vẫn còn là điều bí ẩn... Theo GS-TS Trần Kim Quy (Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM), cây dó bầu có hai giống là dó me và dó bầu. Hai giống cây này rất khó phân biệt nên người dân dễ lẫn lộn. Trong hai giống nói trên, chỉ có dó bầu mới cho khả năng tạo trầm. Cây dó bầu tạo trầm chỉ thích hợp trồng ở những nơi có độ cao so với mặt biển từ 500 m trở lên (vùng cao nguyên, đặc biệt là khu vực Phú Yên, Khánh Hòa). Trầm ở VN được giới chuyên môn xem là một những loài trầm có giá trị nhất. Thế nhưng trong thời gian qua, trầm tìm thấy trong tự nhiên ngày càng ít đi. Do đó, nhiều người đã nghĩ đến việc cấy “men” (có trên thân cây dó bầu mọc trong rừng) vào cây dó bầu đem từ rừng về trồng. GS-TS Trần Kim Quy đã trồng thử ở Lâm Đồng hơn 500 cây dó bầu. Bản thân ông cũng đã vào rừng lấy trầm và phân lập được 6 giống men trên thân cây dó bầu mọc ở rừng. Thực chất, chỉ có 3 giống men trong số đó mới có khả năng tạo trầm. Mặc dù số cây dó bầu do GS-TS Trần Kim Quy trồng đến nay đã được 8 năm tuổi nhưng mới chỉ thấy tạo thành “vết” trầm... Trước tình hình đó, GS-TS Trần Kim Quy đã thử phân tích tinh dầu trầm để tìm cơ chế tạo trầm ở cây dó bầu và đã xác định được 15 chất tạo hương có trong thành phần của trầm. Từ đó, có thể đem lại con đường ngắn nhất để nuôi trồng cây dó bầu nhằm tạo ra loại trầm hàng hóa (đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng). Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải thực hiện nhiều nghiên cứu cơ bản và phải do Nhà nước đầu tư mới có thể đem lại kết quả. NÔNG KHẮC Ý ghi |
Bình luận (0)