xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đó chính là thất nghiệp!

Nguyễn Ngọc

“Ngư dân rời biển đi khuân vác là không thất nghiệp”. Đánh giá này của Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang gây sóng gió những ngày qua trong dư luận.

“Họ không phải thất nghiệp vì vẫn có việc làm nhưng thu nhập bị giảm đi thì mình cũng phải hỗ trợ” - vị cục trưởng nêu ý kiến khi đánh giá tình hình và góp ý xây dựng đề án “Xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường” sau vụ việc của Formosa.

Trước hết, hoan nghênh Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH đã sớm tiến hành khảo sát và công bố thiệt hại của các tỉnh miền Trung sau vụ hải sản chết hàng loạt. Nhờ đó mà cơ quan hữu trách có cơ sở tương đối chính xác để triển khai hỗ trợ ngư dân trong thời gian sắp tới.

Nhưng phải nói cho công bằng rằng nhận thức của lãnh đạo Cục Việc làm như vậy là chưa chính xác. Giữa ra khơi đánh bắt hải sản và đi khuân vác dù đều là việc làm có thu nhập nhưng khác nhau một trời một vực. Từ chỗ làm chủ phương tiện sản xuất và công ăn việc làm, giờ chuyển qua làm thuê làm mướn thì làm sao giống nhau được! Lẽ nào giáo viên mất việc phải đi bán sim điện thoại, cử nhân sư phạm không tìm được chỗ dạy phải đi tiếp thị bia, hay kỹ sư công nghệ môi trường đi buôn ve chai… là không phải thất nghiệp? Chẳng thể nói khác, đó chính là thất nghiệp!

Bản tin việc làm do Bộ LĐ-TB-XH công bố hồi cuối tháng 5-2016 cho biết tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2016 giảm, số người có việc giảm 211.120 người (0,39%), dự báo trong quý II/2016, một số ngành lao động sẽ giảm như: nông lâm và ngư nghiệp giảm 109.000 người; giáo dục - đào tạo giảm 177.000 người… Dự báo này tương hợp với khảo sát của Cục Việc làm, cụ thể: Trước sự cố Formosa, tỉ lệ thất nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là 3,3%, sau sự cố là 5,5%; Quảng Trị trước sự cố 2,5%, sau sự cố 7,0%; Quảng Bình trước sự cố 2,1%, sau sự cố khoảng 16,4%.

Mất nghề truyền thống trong khi tiền hỗ trợ, đền bù lại phải chờ, mà ngồi yên thì đói, ngư dân phải đi tìm kế sinh nhai. Ly hương để kiếm sống hoặc làm thuê làm mướn ngay tại quê nhà, đó là lựa chọn chẳng đặng đừng trong những ngày dài chờ câu trả lời từ cơ quan hữu trách: “Ăn cá được chưa?”. Và ngay cả khi “ăn cá được rồi”, cuộc sống của họ cũng khó mà ổn định như trước vì sản lượng đánh bắt chắc chắn giảm và mức tiêu thụ vẫn dè chừng.

Đã từng có quan chức cấp bộ trưởng cho rằng “bán vé số là nghề có thu nhập cao” khiến ai cũng giật mình, sau đó thì cười ra nước mắt. Không có việc làm, người ta mới đi bán vé số dạo. Đất nước biết bao giờ tiến lên văn minh khi hằng ngày có đội quân bán vé số hùng hậu “rải” khắp các hang cùng ngõ hẻm. Có ai giàu lên nhờ bán vé số dạo?

Phải hiểu đúng bản chất của thất nghiệp mới thực thi hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững. Riêng việc làm cho ngư dân, đó không chỉ là trách nhiệm ổn định cuộc sống cho họ mà xa hơn còn là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo