xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đỏ mắt tìm “chính chủ”

NHÓM PHÓNG VIÊN

Do mức phạt được quy định cao, nhiều người dân lo lắng kéo nhau đi sang tên đổi chủ xe máy, ô tô. Có nhiều người vất vả vì không biết tìm chủ xe đích thực ở đâu

Nghị định 71/2012 NĐ-CP quy định từ ngày 10-11, người sử dụng xe không sang tên, chuyển chủ sẽ bị phạt  từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng (đối với xe máy) và từ 6 triệu đến 10 triệu đồng (đối với ô tô). Theo ghi nhận của phóng viên, ở nhiều địa phương, người dân bắt đầu đi sang tên, đổi chủ xe máy, ô tô để khỏi bị CSGT xử phạt. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi người dân vẫn thờ ơ, thậm chí không biết gì về Nghị định 71/2012.

Tăng đột biến

Ngày 15-11, hàng chục người đứng chen chúc trước Đội Đăng ký - Quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Cần Thơ để đăng ký sang tên, đổi chủ xe. Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Đội trưởng đội đăng ký, cho biết: “Từ khi Nghị định 71 được áp dụng, số người dân trong quận Ninh Kiều đến đăng ký sang tên, đổi chủ cho mô tô tăng đột biến. Từ ngày 12 đến 14-11, có 183 trường hợp đến đăng ký sang tên, riêng trong ngày 14-11, có đến 68 trường hợp”.

Tại Đà Nẵng, số người đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe máy cũng tăng nhiều. Trao đổi với phóng viên,  đại tá Huỳnh Văn Hai, Phó Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, cho biết quy định về xử phạt việc mua bán xe không sang tên, đổi chủ đã có từ trước nhưng do trong Nghị định 71, mức phạt được quy định cao hơn nên nhiều người dân lo lắng.
img
Người dân đến sang tên, đổi chủ xe máy tại Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Cần Thơ. Ảnh: CA LINH
Theo trung tá Trần Hồng Minh, Đội phó Đội CSGT Công an quận Hải Châu, mỗi ngày có trên 10 trường hợp đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe máy, tăng gần 10 trường hợp so với trước đây. Còn tại Đội CSGT Công an quận Thanh Khê, theo trung tá Phan Đình Tuấn, mỗi ngày nơi đây có trên 30 trường hợp đến sang tên, đổi chủ xe máy.
 
Tại TPHCM, theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 15-11 tại Đội CSGT quận 2, quận 9, quận 3, số người dân đến đăng ký sang tên, đổi chủ còn thưa thớt. Khi chúng tôi hỏi về Nghị định 71, nhiều người không biết hoặc cho rằng không cần thiết phải sang tên. Ngược lại, tại Đội CSGT quận 1, từ ngày 12 đến 14-11 có 62 trường hợp làm thủ tục sang tên, đổi chủ xe máy, 23 trường hợp làm thủ tục chuyển hồ sơ về địa phương sang tên.
 
Một cán bộ đăng ký xe Đội CSGT quận 1 cho biết số lượng người dân liên hệ tìm hiểu, thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ tăng nhiều trong những ngày gần đây. “Trước đây, bình quân mỗi ngày khoảng 10 trường hợp, nay tăng gấp đôi, từ 18 đến gần 30 hồ sơ một ngày” - vị này cho biết.

Theo thống kê của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, tính từ ngày Nghị định 71 có hiệu lực (10-11) đến nay, toàn bộ các quận, huyện tiếp nhận, giải quyết 179 trường hợp chủ phương tiện (ô tô và xe máy) đến làm thủ tục sang tên, chuyển chủ sau khi mua bán.

“Có lẽ tôi bỏ luôn xe cho xong”

Thực tế không ít người gặp phải tình cảnh éo le khi không biết phải tìm chủ xe ở đâu. Ông P.M.Đ (xã Long Điền, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) mua xe cũ của một người tên Hoa ở Cà Mau 6 năm trước. Mấy ngày nay, ông tất tả đi tìm chủ xe nhờ xác nhận chuyển tên sở hữu nhưng không được. “Chiếc xe tôi đang dùng bây giờ giá trị chỉ còn khoảng 3 triệu đồng, nếu lỡ bị phạt chắc bỏ luôn - ông Đ. nói.

Ông H.M.T (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau) cũng đau đầu không kém. Ông mua xe cũ cách nay 5 năm, giờ chủ xe đã chuyển ra miền Bắc sinh sống, nếu lặn lội ra Bắc  tìm người, chi phí đi lại hơn cả lúc mua xe. Ông T. ngao ngán: “Có lẽ tôi bỏ xe luôn cho xong!”.

Cùng chung tâm trạng, anh Phan Tâm Tín (ngụ quận 3 - TPHCM) than thở: “Xe  tôi mua đã qua 2 đời chủ. Người chủ bán xe cho tôi lại không làm giấy mua bán xe với người chủ trước nên thủ tục sang tên gặp nhiều khó khăn. Số tiền mua xe cũ không cao, lại mất một khoản phí không nhỏ để sang tên, thôi tôi để vậy luôn”.

Trong khi đó, anh Phan Thanh Tú (ngụ quận Đống Đa - Hà Nội) mệt mỏi cho biết sau khi vất vả dò hỏi tìm được chủ nhân đầu tiên của chiếc ô tô anh đang sở hữu, anh được người này “nắn gân” bằng việc đem Nghị định 71 ra dọa và gây khó dễ. Thỏa hiệp không thành, anh Tú vẫn chưa sang tên đổi chủ.

Phải chấp hành luật pháp

Theo thượng tá Trần Thanh Trà, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM (PC67), bất kể hoàn cảnh thế nào, phương tiện giao thông phải chuyển đổi quyền sở hữu trong vòng 30 ngày kể từ khi thực hiện giao dịch. Những trường hợp không chấp hành quy định trên sẽ bị xử lý nghiêm, triệt để. Quy định chuyển quyền sở hữu là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Muốn được Nhà nước bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp, người dân phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Những ai sở hữu phương tiện mà bản thân không đứng tên chủ sở hữu thì không được pháp luật công nhận.
Q.Lâm
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo