xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo lễ hội bắt chồng

Bài và ảnh: ĐẠO HÀ

Cô gái chờ đêm đến mang Srí đeo vào tay chàng trai. Nếu chàng trai đồng ý thì tổ chức lễ cưới. Nếu không đồng ý thì sau 7 ngày cô gái lại tiếp tục đến đeo Srí...

Khi cái lạnh sau cùng của những cơn gió hanh hao mùa đông dần lùi vào núi rừng cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới - mùa bắt chồng. Tín vật linh thiêng nhất của lễ hội chính là cặp Srí (cặp nhẫn cưới), với bao điều huyền diệu đậm bản sắc Tây Nguyên.

img

Đêm hội bắt chồng diễn ra trước khi cưới một ngày

 
Tín vật của buôn làng
 
Mỗi năm, mùa bắt chồng các đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung được bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.
 
Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...". Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.
 
Một phong tục độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nếu ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải "đền" một con trâu đực. Đồng thời sau lễ bắt chồng ai chung chạ, ngoại tình với người khác thì kẻ phản bội phải đền ba con trâu đực và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như một luật tục riêng làm tăng tính gắn kết trong cuộc sống vợ chồng. Bởi lễ bắt chồng còn được các đồng bào xem là việc đại sự và Srí là tín vật chung cho hai dòng họ.
img
Ya Tuất, "ông vua" làm nhẫn bắt chồng, đang nấu bạc để làm nhẫn trong đêm 30 Tết Canh Dần
 
Mật ngữ của Srí...
 
Khác với cách làm nhẫn của người Kinh, những cặp Srí này mang một sức mạnh huyền bí, vừa kết nối vừa mang một quy ước, một lời thề ngầm về hạnh phúc gia đình khi người con gái đã hoàn thành thủ tục bắt chồng.
 
Đồng bào Tây Nguyên luôn tồn tại một quan niệm con trâu là một con vật linh thiêng mang sức mạnh và sự đầm ấm, sung túc, còn con ong mang biểu tượng của lòng kiên trì, miệt mài lao động. Vì vậy chất liệu chính góp phần vào quá trình hoàn thành những cặp Srí này ngoài bạc là sáp ong và phân trâu - thường là trâu đực có trên 3 tuổi cùng một ít đất sét lấy từ nơi bí mật trong những khu rừng già vào những ngày đầu xuân. Hợp chất này trộn lẫn vào nhau làm khuôn nhẫn. Người dân tộc không phải dùng nhiều đồ nghề trong quá trình làm nhẫn mà chỉ sử dụng một thanh sắt nhỏ mài sắc, nhọn để chạm khắc và các dụng cụ từ gỗ rừng.
 
Để có một cặp nhẫn cưới hoàn hảo các nghệ nhân dân tộc cũng phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ: Lấy sáp ong nấu chảy, trộn phân trâu rồi dùng que gỗ tròn bằng những ngón tay nhúng vào, chờ khô rút que gỗ ra, sáp ong và phân trâu khô quánh thành những ống tròn, nghệ nhân cắt thành những khuyên tròn để làm khuôn đúc nhẫn. Sau khi bạc đã được đun nóng chảy thì đổ vào khuôn. khi đó sáp ong và phân trâu trước sức nóng của bạc mới nấu chảy sẽ dính chặt vào bạc thành một lớp men bên ngoài chiếc nhẫn.
 
Trong quá trình đánh bóng và chạm trỗ, nghệ nhân dùng nước bồ kết hoặc nước lá cây kơnia đun sôi để rửa và gửi gắm ước vọng mái tóc sẽ lâu bạc màu, cũng có thể bỏ những cặp nhẫn vào nước bồ kết đun để bắt đầu một ước vọng: Mùa xuân vĩnh hằng. Đêm trước khi bắt tay vào đúc nhẫn, người thợ phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước một loại lá thơm hái trong rừng đồng thời phải cách ly, không được gần gũi vợ. Chiếc nhẫn chỉ được làm trong thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ sáng vì đây là giờ đẹp, giờ thiêng cho sự gắn kết lứa đôi. Đặc biệt, những cặp Srí được làm trong đêm 30 Tết sẽ mang cúng Yàng (trời) sáng tinh mơ mùng một Tết để cầu mong sự phồn thực và sinh sôi của buôn làng. Sau khi cúng Yàng, những cặp Srí này sẽ được trao cho những thiếu nữ ưu tú nhất làm tín vật mang đi bắt chồng.
Vua thổi hồn cho Srí
 
Ở tỉnh Lâm Đồng chỉ còn một nghệ nhân làm được "nhẫn bắt chồng", đó là Ya Tuất ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Hơn 20 năm nay, ông vẫn miệt mài làm ra hàng triệu chiếc nhẫn và mỗi chiếc nhẫn được trao cho các cô gái đi bắt chồng với ông là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ya Tuất tâm sự: "Các cô gái khi đã đến tuổi trưởng thành từng ngày khao khát mong mùa xuân đến để được cầm trên tay chiếc nhẫn cưới và đeo vào tay người mình đã hết lòng thương nhớ... Làm được càng nhiều nhẫn bao nhiêu mình càng hạnh phúc bấy nhiêu".
 
Ngày trước, Ya Tiêng, cha của Ya Tuất, miệt mài làm mãi nhưng vẫn không thành công, chỉ có Ya Tuất may mắn học làm được từ sự chỉ dạy của ông cậu là Ya Grang. Và Ya Tuất rất tin vào cái duyên ngầm của người truyền dạy và người học. Hiện tại, Ya Tuất đã làm được 14 loại nhẫn khác nhau, một số loại đặc sắc như nhẫn có mặt đính hạt Ka Rel (Srí lơ hây, một loại hạt cây rừng chỉ Ya Tuất biết), nhẫn vòng thường (Srí car), nhẫn mắt sâu (Srí mata hơ la, loại nhẫn quý nhất)...
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo