xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dời KCN cứu sông Đồng Nai

Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Để bảo vệ nguồn nước cung cấp cho hơn 20 triệu dân trong vùng, UBND TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm triển khai di dời KCN Biên Hòa 1

Chủ trương di dời KCN Biên Hòa 1 của UBND tỉnh Đồng Nai để chuyển đổi thành khu đô thị đã có từ lâu và kế hoạch thực hiện bắt đầu cuối năm 2011, thế nhưng đến nay, tất cả vẫn... giậm chân tại chỗ.

img
Một góc KCN Biên Hòa 1

Cứu sông, chỉnh trang đô thị

Dự án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị nhằm chỉnh trang, nâng cấp cảnh quan đô thị TP Biên Hòa, đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, với nguồn vốn thực hiện hơn 17.000 tỉ đồng. Nhận trách nhiệm thực hiện đề án này là Tổng Công ty Phát triển KCN Đồng Nai (Sonadezi).

Để thực hiện đề án, tỉnh Đồng Nai đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng tại KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom) nhằm tiếp nhận tất cả các doanh nghiệp (DN) trong KCN Biên Hòa 1 muốn di dời về đây. Theo kế hoạch, việc di dời bắt đầu từ quý IV/2011 và như vậy, sau 50 năm ra đời (1963), KCN Biên Hòa 1 đã hoàn thành sứ mệnh là KCN lâu đời nhất Việt Nam. Trong tương lai, nơi đây sẽ là khu đô thị hiện đại với các trung tâm tài chính, cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, khu chung cư cao cấp, biệt thự sân vườn, trường đại học…

Theo đề án của Sonadezi, việc xây dựng khu đô thị mới chia thành 3 giai đoạn xen kẽ cùng lúc với di dời KCN: Từ năm 2011 đến 2012, vừa di dời các DN vừa xây dựng khu vực phía Tây Nam và khu vực phía Đông Bắc KCN Biên Hòa 1; từ năm 2013-2017, xây dựng khu phía Tây và khu vực trung tâm; từ năm 2018-2022 sẽ xây dựng ở những khu vực còn lại. "Việc chuyển công năng KCN Biên Hòa 1 vừa thực hiện chiến lược chỉnh trang đô thị vừa nhanh chóng hạn chế nguồn ô nhiễm, "cứu" sông Đồng Nai" - ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nói.

img
Những cống xả thải từ KCN Biên Hòa 1 vẫn thường xuyên xả ra sông Đồng Nai nước thải đen ngòm và bốc mùi hôi

Lưu luyến "đất vàng"

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi đề án được xây dựng, khoảng 100 DN đang hoạt động trong KCN Biên Hòa 1 đều ủng hộ chủ trương di dời; tuy nhiên sau đó, nhiều DN đề nghị chủ đầu tư trả lời cụ thể về các chính sách đền bù, hỗ trợ. Để các DN yên tâm, ngoài việc dành gần 4.000 tỉ đồng hỗ trợ di dời, tiền thuê đất, phí sử dụng hạ tầng... tỉnh Đồng Nai còn có thêm chính sách đặc biệt: tất cả các DN tại KCN Biên Hòa 1 sẽ được ưu tiên trở thành cổ đông của công ty quản lý dự án khu đô thị - thương mại - dịch vụ được thành lập sau khi chuyển đổi.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện đề án, hiện công tác di dời vẫn đang giậm chân tại chỗ. Một cuộc thăm dò của chủ đầu tư cho thấy chỉ 15% DN đồng ý di dời trong giai đoạn 2011-2012, 44% DN không muốn di dời vì khó tìm chỗ ưng ý. Chẳng hạn, Công ty Hóa chất Biên Hòa có 3 nhà máy tại KCN Biên Hòa 1, do đặc thù là một công ty sản xuất hóa chất nên nhà máy bị từ chối khi tìm vị trí mới. Còn Công ty Giấy Cogido có nhu cầu sử dụng từ 4.000 - 5.000 m3 nước/ngày, cũng rất khó chọn được vị trí hợp lý như nơi cũ.

Nhiều DN khác cho rằng phần lớn tài sản cố định đã được khấu hao xong, giá trị tài sản còn lại không đáng kể, vì vậy khoản bồi thường, hỗ trợ di dời không đủ để xây dựng hệ thống nhà máy, cơ sở hạ tầng mới. Các DN còn lo lắng trong thời gian di dời, nhà máy phải ngưng hoạt động vài năm nên sẽ không có sản phẩm cung ứng ra thị trường dẫn đến mất thị phần, mất đối tác.
Không ít DN cũng cho rằng vướng mắc còn xuất phát từ nhận định "lợi và hại" xung quanh việc chuyển đổi và hưởng lợi khu "đất vàng"; việc xử lý triệt để chất thải của KCN Biên Hòa 1 cũng tương đương với chất thải của một khu đô thị, thương mại rộng 320 ha với hàng chục ngàn dân. "Giá trị khu đất 320 ha gần ngã tư Vũng Tàu, cách trung tâm TP HCM chưa đầy 30 km sẽ tăng lên nhiều lần sau khi chuyển đổi. Bên cạnh đó, trong thời gian chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến hơn 26.000 lao động đang làm việc ổn định tại đây. Đó là những lý do khiến DN chần chừ nên đến nay chưa có đơn vị nào chủ động để chuyển đi cả" - một kiến trúc sư sống ở TP Biên Hòa nói.

Ông Đinh Quốc Thái khẳng định trong xây dựng đề án, UBND tỉnh đã giao chủ đầu tư tính toán làm sao hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Tỉnh Đồng Nai cũng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ khi thực hiện việc đền bù, hỗ trợ đối với DN.

Sông Đồng Nai ô nhiễm nặng

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, lượng nước thải phát sinh tại KCN Biên Hòa 1 hiện tại khoảng 8.600 m3/ngày, được thu gom xử lý rồi mới thải ra môi trường. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, xung quanh khu vực KCN Biên Hòa 1, trên sông Đồng Nai và sông Cái, tình trạng ô nhiễm vẫn khá nặng. Nhiều đoạn nước sông đen đặc, bốc mùi. "Có đến 95% chất thải đã được kiểm soát, thu gom xử lý trước khi thải ra môi trường nhưng việc xử lý này vẫn không hoàn toàn triệt để được" - ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo