xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối thoại để hiểu đúng về biển Đông

DƯƠNG QUANG thực hiện

GS Carl Thayer cho rằng qua Đối thoại Quốc phòng Shangri-La 11 đang diễn ra ở Singapore, các đoàn đại biểu nước ngoài có thể hiểu đúng hơn về thực chất các vụ tranh chấp trên biển Đông

* Phóng viên: Hội nghị Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 6 (ADMM 6) ở Campuchia vừa kết thúc. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với các vấn đề nội khối ASEAN, thưa giáo sư?

img
- GS Carl Thayer: Các bộ trưởng dự ADMM đã ủng hộ việc thiết lập Mạng lưới Các trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN, ủng hộ cơ chế các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, dự kiến cả hai nội dung sẽ được bàn ở Brunei vào năm 2013. Về biển Đông, các bộ trưởng chỉ tái khẳng định cam kết “nỗ lực để hướng tới thông qua Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC)”. Nói chung, kết quả của ADMM chưa đủ mạnh để có thể giải quyết những vấn đề tồn tại giữa ASEAN và Trung Quốc.

Hai bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Philippines đã có cuộc gặp bên lề ADMM. Hai bên nhất trí ba điểm: tiếp tục kiềm chế, giảm bớt căng thẳng và duy trì kênh thông tin liên lạc. Đây cũng là tín hiệu lạc quan.

* Đối thoại Quốc phòng Shangri-La 11 (Shangri-La Dialogue) có giúp gì trong việc giải quyết những bất đồng đang tồn tại giữa một số nước trong ASEAN với Trung Quốc?

- Đối thoại Shangri-La được biết đến là Hội nghị Cấp cao về an ninh châu Á, chỉ đơn thuần là đối thoại nên không thông qua những khuyến nghị về chính sách. Đối thoại Shangri-La năm nay có một phiên bàn về tranh chấp ở biển Đông. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin sẽ nêu ra những khó khăn đang gặp phải và những chính sách của nước này (về biển Đông). Quan điểm của Philippines được Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Liberman (có dự đối thoại) ủng hộ.

img
Biển Đông gần đây thường xảy ra những vụ tranh chấp. Ảnh TTXVN
Trung Quốc không cử đoàn quan chức cấp cao đến dự Đối thoại Shangri-La năm nay, kể cả bộ trưởng bộ quốc phòng cũng vắng, cũng không có cuộc đối thoại song phương giữa bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Philippines. Chỉ có ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông (đóng tại đảo Hải Nam), đại diện cho đoàn Trung Quốc dự đối thoại. Trung Quốc “né” đối thoại này vì họ khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp song phương, chứ không chịu đa phương. Họ muốn tránh sự chỉ trích của dư luận đối với các chính sách của họ về biển Đông.

Điều tốt nhất đối với Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La là qua đây, các đoàn đại biểu nước ngoài có thể hiểu đúng hơn về thực chất các vấn đề đang xảy ra ở biển Đông.

* Tranh chấp ở bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc vẫn tiếp tục nóng. Liệu có dẫn đến xung đột vũ trang và tương lai vụ này sẽ thế nào, cũng như sự can thiệp của Mỹ sẽ ra sao?

- Tranh chấp nổ ra từ ngày 10-4-2012 khi Philippines bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough và Trung Quốc cử tàu đến can thiệp, đến nay vụ việc chưa có dấu hiệu lắng xuống. Cả hai bên đều cho rằng những hành động của mình là nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hầu như không có chút cơ sở nào cho thấy đôi bên sẽ đạt được sự đồng thuận.
Trung Quốc đã làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp khi điều các tàu hải giám đến bãi cạn và cổ xúy ngư dân nước mình trở lại bãi cạn để đánh bắt. Trung Quốc nói hiện họ có 5 tàu dân sự và ít nhất 10 tàu cá ở đó, trong khi Philippines khẳng định các tàu lớn của Trung Quốc đã “thả” xuống bãi cạn khoảng 80 thuyền cá, trong đó có một số được trang bị vũ khí.

Hai bên cùng khẳng định sẽ không dùng vũ lực và sẽ tìm kiếm giải pháp thông qua đàm phán. Philippines đã bổ nhiệm đại sứ chuyên trách vấn đề này, còn Trung Quốc thì khác, vẻ như sẵn sàng chọn giải pháp chiến tranh.

Đối với Mỹ, họ không trực tiếp can dự vụ này trừ phi Trung Quốc tấn công Philippines. Mỹ đang kiềm chế. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ có chuyến thăm ngắn đến Trung Quốc và hai bên sẽ cùng bàn về “vụ Scarborough”. Hải quân Trung Quốc không phải là thách thức đối với hải quân Mỹ. Trung Quốc cũng không đủ năng lực phòng thủ trước sức tấn công của tàu ngầm hạt nhân Mỹ, cỡ như chiếc vừa ghé thăm Vịnh Subic ở Philippines mới đây.

Ông Carl Thayer là giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc phòng Úc, nguyên giáo sư KHXH&NV tại ĐH New South Wales (Úc). Ông là chuyên gia Việt Nam học và là nhà nghiên cứu quân sự kiêm Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng Úc, có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu tình hình các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam.

Mỹ tăng cường quân lực ở châu Á - Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ Đối thoại Quốc phòng Shangri-La lần thứ 11 tại Singapore, ngày 2-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lần đầu tiên công bố chi tiết chiến lược quân sự của quốc gia này tại châu Á - Thái Bình Dương.

Theo TTXVN, ông Panetta cho biết trong vòng vài năm tới, Mỹ sẽ tái bố trí hạm đội hải quân với mục tiêu đến năm 2020, có 60% tàu chiến Mỹ hoạt động tại châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, 6 trong số 11 tàu sân bay của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại khu vực này.
Hải quân Mỹ hiện có một hạm đội với 282 tàu, trong đó có cả tàu hộ tống. Theo một dự án đóng tàu được công bố hồi tháng 3, hạm đội sẽ được phát triển lên tổng cộng 300 tàu sau khi dự án kéo dài 30 năm này hoàn tất.
Phát biểu tại Shangri-La 11, Bộ trưởng Panetta bác bỏ những nhận định cho rằng việc chuyển hướng trọng tâm quân sự sang châu Á - Thái Bình Dương là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm kiềm chế vai trò của Trung Quốc tại khu vực.
Ông tuyên bố việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ cải thiện an ninh khu vực và điều này đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Ông cam kết Mỹ sẽ xây dựng quan hệ hợp tác quân sự ổn định, đáng tin cậy, lành mạnh và lâu dài với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Bắc Kinh trong việc duy trì an ninh, ổn định khu vực. Ông Panetta kêu gọi Bắc Kinh ủng hộ hệ thống công ước quy định chủ quyền ở khu vực và giải quyết các tranh chấp khu vực một cách hòa bình.

Q.An

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo