xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động đất 4-5 độ Richter ở TPHCM, Đồng Nai, Vũng Tàu

Theo TTO

Khoảng 20g30 tối qua 5-8, một đợt rung chuyển trong vài giây đã diễn ở nhiều khu vực khác nhau ở Đông Nam Bộ. Theo ông Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học-công nghệ VN) cho biết: Đã có một trận động đất có cường độ khoảng 4 - 5 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu gây ra động đất trên đất liền.

20 phút sau trận động đất, tại khu vực chung cư 374 Nguyễn Công Trứ (P. Cầu Ông Lãnh, Q.1) người dân vẫn còn tụ tập rất đông dọc hai bên đường và chưa dám trở về nhà vì lo ngại động đất sẽ xảy ra.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân - nhà ở phòng 42, tầng 4, một tay cầm túi xách, một tay cầm mùng mền giọng vẫn chưa hết bàng hoàng: “Lúc đó tôi đang nằm dưới nền gạch xem tivi thì cảm thấy người mình đung đưa như đang nằm trên võng và liên tục như vậy kéo dài trong khoảng 3- 4 giây thì kết thúc. Sợ quá tôi chạy ra hành lang thì gặp mọi người cũng đang hốt hoảng chạy xuống đất”. Không chỉ riêng chị Vân, những người dân sống ở các căn hộ tầng khác của chung cư này cho biết cũng có cảm nhận tương tự như vậy.

Tại khu vực chung cư Cô Giang (P.Cô Giang, Q.1), mãi gần 23g nhiều người dân vẫn chưa hết hốt hoảng vì đợt dư chấn xảy ra. Chị Trần Thị Hòa, 50 tuổi, căn hộ số 401, cho biết: “Tôi đang ngồi trên ghế salông bỗng thấy rung rinh, một cảm giác rất lạ mà tôi chưa từng gặp lần nào trong đời”.

imgTại Đồng Nai, chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng ở ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, cho biết: “Khoảng 20g40, tôi đang nằm dưới đất thì cảm nhận nền nhà rung mạnh, bóng đèn trên trần lắc lư, tường cũng rung lên. Chuyện này diễn ra rất nhanh, chỉ chừng vài giây nhưng mọi người đều cảm thấy rất hoảng sợ”.

Chị Phượng kể tiếp: “Cả khu vực quanh nơi tôi sống, mọi người chạy cả ra ngoài và lo ngại có thể diễn ra tình trạng xấu hơn. Chúng tôi cũng ghi nhận hiện tượng này tại các tỉnh lân cận khác.

Tại Vũng Tàu, do ảnh hưởng của cơn động đất này nên tại thời điểm trên nhiều nhà dân ở Vũng Tàu đã bị rung nhẹ. Khi thấy đất và nhà rung, chị Nguyễn Tuyết Mai ở khu tập thể sân bay Vũng Tàu và khá nhiều người trong khu Giếng Nước, khu tập thể Liên doanh Việt - Xô Pétro, khu trung tâm thương mại phường 7... đã chạy nhốn nháo ra đường. Nhiều người dân tại khu vực P.3, P.5, Vũng Tàu đã cảm thấy nhà rung trong vòng nhiều giây đủ để một số xoong nồi treo trên vách rơi xuống sàn.

Sau đó ít phút, điện thoại liên tục gọi đến tổng đài 1080 Vũng Tàu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Vũng Tàu, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ (8 Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM) để phản ánh tình hình trận động đất.

Cũng vào thời điểm đó khách đang vui chơi tại bãi trước và dọc đường Hạ Long - Trần Phú đã vội vã về nhà vì lo ngại hiện tượng sóng thần. Anh Cao Đăng Phong, thông tin viên tại giàn 2, mỏ Bạch Hổ, cho biết: “Khoảng 20g10 anh và nhiều nhân viên trên giàn khoan cảm thấy giàn bị chao mạnh giống như chiếc tàu nào đó đã va đập vào chân đế giàn khoan. Song thời gian diễn ra rất ngắn và không gây ảnh hưởng đến hoạt động trên giàn. Các thông tin viên trên các giàn Tam Đảo, giàn 6 (mỏ Bạch Hổ) đều xác định vào khoảng thời gian trên giàn khoan của họ cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy, viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học - công nghệ VN), cho biết: Đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải chạy dọc bờ biển các tỉnh khu vực miền Nam, dài khoảng 400km. Ông Thủy cho rằng trong trường hợp động đất gây chấn động tại cả Vũng Tàu và TP.HCM thì tâm chấn của động đất nằm ở phía Nam đứt gãy. Gần đây nhất, động đất đã từng xảy ra tại đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải vào các năm 1991, 2003 và 2004. Động đất cực đại (động đất lớn nhất có thể xảy ra) tại đứt gãy này có thể lên tới 5,5 độ Richter. Tuy nhiên, ông Thủy khẳng định với cường độ động đất như tối qua hoặc trong trường hợp động đất cực đại 5,5 độ Richter thì khả năng gây ra sóng thần là không có.

Các nhà khoa học thuộc Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam cho biết: “Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy chu kỳ hoạt động động đất ven biển Nam Trung bộ và Nam bộ cỡ 40 năm. Hiện tại vùng này đang nằm trong thời kỳ hoạt động động đất và thời gian này có thể kéo dài trong 20 năm nữa.

Động đất cực đại khu vực TP.HCM có thể xảy ra từ 5-7 độ Richter. Với đặc điểm độ sâu chấn tiêu khoảng 10-15km kết hợp với đặc điểm địa chất công trình hiện có thì chấn động có thể đạt cấp 6-7.

Các đứt gãy sông Sài Gòn - Vàm cỏ Đông, đứt gãy Lộc Ninh - Thủ Dầu Một - TP.HCM là các đứt gãy có khả năng sinh chấn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo