Khi thủy điện tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ. Từ đó làm giảm độ bền cắt của các đất đá trong đới đứt gãy hoạt động, dẫn tới việc dịch trượt gây ra động đất.
Việc xuất hiện động đất kích thích do hồ chứa nước là bình thường, nhân dân địa phương không nên quá lo ngại.
Ngoài ra, số liệu động đất tại trạm Huế cho thấy các dao động ghi được tại thủy điện Sông Tranh 2 có biên độ sóng S (sóng ngang-PV) lớn hơn nhiều so với biên độ của sóng P (sóng dọc-PV), phản ánh các chấn động được sinh ra trong cơ chế dịch trượt.
Do vậy, có thể kết luận rằng động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 “không có liên quan với hoạt động núi lửa” như người dân đã đồn thổi.
Theo TS Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Địa chất, để theo dõi hoạt động động đất trong khu vực thủy điện Sông Tranh 2, cần đặt một hệ thống quan sát động đất với 5 trạm địa chấn, thời gian quan sát kéo dài 2-3 năm.
Bình luận (0)