xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động vật phải được đối xử nhân đạo

Hạnh Duyên

Động vật dù được nuôi để làm thức ăn cũng cần phải được đối xử nhân đạo và “không bị căng thẳng” trước khi giết mổ

T ại hội nghị về phúc lợi động vật Việt Nam được tổ chức tại TP HCM vừa qua với sự chủ trì của Tổ chức Yêu động vật Việt Nam, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia), Tổ chức Nhân đạo quốc tế (Humane Society International), Tổ chức Kairos Coalition - Mỹ vào cuối tuần qua, 65 đại biểu đã đề cập đến phúc lợi 3 nhóm động vật: vật nuôi trong nhà, động vật trong trang trại và động vật hoang dã.

Chó bị đối xử tệ trước khi giết

Ông Lê Đức Chính, Điều phối viên Liên minh Bảo vệ chó châu Á (ACPA), cho biết các quốc gia tiêu thụ thịt chó nhiều nhất thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia chưa có quy định về việc buôn bán thịt chó. Theo thống kê, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu của người dân.

Nhân viên Tổ chức Bảo vệ động vật châu Á đang chăm sóc gấu Ảnh: Phương Trinh
Nhân viên Tổ chức Bảo vệ động vật châu Á đang chăm sóc gấu Ảnh: Phương Trinh

Việc mua bán chó để làm thịt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, an ninh xã hội và nảy sinh nhiều lo ngại về phúc lợi động vật. Theo ACPA, chó được cung cấp cho các lò từ vựa mua bán, trao đổi của người dân; đi lạc bị bắt, bị trộm và từ nguồn buôn lậu ở nước ngoài vào Việt Nam.

Ông Lê Đức Chính nhấn mạnh: “Trước khi vào lò mổ, chó bị đối xử rất tàn nhẫn như bị bắt bằng kìm sắt kẹp chặt quanh cổ hoặc chân, bị kéo lê rồi nhồi chặt vào lồng sắt chật hẹp, không được cho ăn uống, nghỉ ngơi. Nhiều con chó bị bệnh, bị thương, mất nước, sốc nhiệt và chết trước khi bị giết...”. Ngoài ra, chó còn bị giết mổ bằng nhiều cách dã man, đặc biệt là bị sát hại trước mắt đồng loại.

Theo ACPA, để cải thiện tình hình buôn bán chó tại Việt Nam và các nước lân cận, các cơ quan chức năng đã cam kết ngăn chặn vận chuyển chó giữa các nước. Cục Thú y Việt Nam tăng cường giám sát và ngăn chặn việc nhập lậu, vận chuyển, buôn bán chó trái phép, đồng thời nâng cao nhận thức về nguy hại khi ăn thịt chó.

Lo ngại về nuôi nhốt động vật hoang dã

Theo TS Tuấn Bendixsen-Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á, năm 2013, Việt Nam có khoảng 10.000 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã với 3 triệu cá thể thuộc 70 loài. Trong đó, đáng chú ý có khoảng 4.500 cá thể gấu chó, gấu ngựa bị săn bắt từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi lấy mật của người dân.

“Một số trại gấu ở Bình Dương, Quảng Ninh có một lượng lớn cá thể gấu bị nuôi nhốt ở điều kiện chật hẹp. Trong khi đó, ngoài tự nhiên, gấu đi lại trong bán kính từ 5-10 km để kiếm ăn. Gấu nuôi được chủ cho ăn mỗi ngày một lần nên thường xuyên bị đói, khát. Bên cạnh đó, thức ăn của gấu cũng là đồ thừa được nấu như thức ăn công nghiệp” - TS Tuấn Bendixsen lo ngại.

Theo Tổ chức Động vật châu Á, do bị nuôi nhốt nên bàn chân của gấu chai nát. Gấu dễ chán nản, thường xuyên đập đầu vào thanh sắt. Ngoài ra, gấu cũng bị tổn thương nội tạng, bệnh về răng miệng, mắt do thường xuyên bị lấy mật...

Trước những tồn tại trên, Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam để giải cứu những chú gấu bị bệnh, nuôi nhốt trong điều kiện khắc nghiệt.

TS Tuấn Bendixsen trình bày: “Sau khi những con gấu được giải thoát từ môi trường chuồng trại sẽ được đưa về nuôi tại khu vực bán hoang dã để phục hồi về thể chất và bản năng tự nhiên của chúng. Thành quả to lớn nhất mà chúng tôi gặt hái được là nhìn thấy những chú gấu sau một ngày chơi đùa bên ngoài thì lăn vào chuồng ngủ ngon lành khi đã mệt”.

Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề phúc lợi động vật không còn xa lạ nhưng Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ. Gần đây, quyền lợi của động vật ở nước ta đã được quan tâm nhiều hơn, bằng chứng là trong dự thảo Luật Thú y đã xuất hiện khái niệm “quyền lợi động vật”. Tuy ít ỏi nhưng đây được coi là một bước tiến rõ nét cho sự quan tâm đến sức khỏe, quyền lợi của động vật.

Cần nhẹ nhàng về thể chất lẫn tinh thần

Phúc lợi động vật hiểu một cách đơn giản là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt về thể chất và tinh thần, tránh những đau đớn không đáng có cho dù là vật nuôi để làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt. Theo đó, có 5 tiêu chuẩn bảo đảm phúc lợi động vật, gồm: không bị đói khát, không khó chịu cả về thể chất và tinh thần, không bị đau đớn - thương tật - bệnh tật, tự do thể hiện các hành vi theo bản năng, không sợ hãi và lo lắng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo