Ngày 21-3, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức chuyến đi thị sát thực địa cho các sinh viên chuyên ngành công trình của Việt Nam tại các địa điểm sử dụng kỹ thuật của doanh nghiệp Nhật Bản, công trường triển khai dự án hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam tại TP Hải Phòng.
Các sinh viên và giảng viên Đại học Nhật Việt, Xây dựng, Giao thông Vận tải đã được thị sát cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện, nơi công trường thi công của Công ty Xây dựng Mitsui Sumitomo, thị sát kỹ thuật đưa vào ứng dụng thi công, quản lý chất lượng xây dựng, an toàn thi công…
"Khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như: Công nghệ lao lắp hoàn thiện từng nhịp, cho phép vừa thi công kết cấu phần dưới, đúc sẵn kết cấu phần trên, giúp rút ngắn rất nhiều thời gian so với công nghệ truyền thống, đồng thời quản lý chất lượng tốt hơn; công nghệ sơn phủ chống ma sát âm, để khi đất yếu xung quanh lún xuống không ảnh hưởng đến cọc..., công nghệ mới đảm bảo thi công móng sâu, tải trọng lớn, chống áp lực nước..."- ông Nguyễn Anh Chi, Phó giám đốc quản lý chất lượng liên danh Mitsui Sumimoto - Trường Sơn Tổng 4 cho biết.
Ông Nguyễn Anh Chi, Phó giám đốc quản lý chất lượng liên danh Mitsui Sumimoto - Trường Sơn Tổng 4, trao đổi về công nghệ sử dụng trong xây dựng cầu
Ông Nguyễn Anh Chi, Phó giám đốc quản lý chất lượng liên danh Mitsui Sumimoto - Trường Sơn Tổng 4, trao đổi về công nghệ sử dụng trong xây dựng cầu
Giới thiệu một số công nghệ mới áp dụng trong xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, ông Quyền, Kỹ sư trưởng công ty Mitsui Sumitomo, cho biết cầu sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản, trong đó có phần móng "tường vây cọc ống thép" đã sử dụng trong xây cầu Nhật Tân (Hà Nội) cho các trụ cầu chính. Phương pháp sử dụng dọc ống thép vừa để ngăn nước trong quá trình thi công vừa làm móng vĩnh cửu, rút ngắn thời gian thi công, có hiệu quả cao trong việc chống động đất và tăng khả năng chịu lực trong điều kiện đất yếu.
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện nối bán đảo Đình Vũ với huyện đảo Cát Hải có tổng mức đầu tư gần 12.000 tỉ đồng được tài trợ chủ yếu bằng vốn vay của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Ngày 6-1, Bộ Giao thông Vận tải và JICA đã hợp long nhịp dài nhất trên cây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện.
Được khởi công tháng 5-2014, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, hình thành tuyến đường bộ ra huyện đảo Cát Hải dự kiến khánh thành sau 3 năm xây dựng. Cầu dài 4,9 km, bề mặt rộng 16 m với 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh tăng lên 6 làn xe, được xây dựng bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với phương pháp tiên tiến lắp ghép từng nhịp.
Ngoài ra, các sinh viên đã được thị sát Nhà máy IIA tại TP Hải Phòng, nơi đang làm dầm cầu sử dụng trong thi công cầu của Bangladesh, thị sát tình hình quản lý chất lượng sản xuất tại đây.
Một số hình ảnh tại công trường cầu Tân Vũ - Lạch Huyện:
Con đường đất công vụ làm phía đươi cầu dẫn ra công trường
Cầu thang các công nhân, kỹ sư sử dụng để lên mặt cầu
Ông Quyền, Kỹ sư trưởng công ty Mitsui Sumitomo, đã tham gia làm cầu Nhật Tân (Hà Nội) giới thiệu một trong số những công nghệ mới áp dụng trong xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện
"Phía trong trụ cầu như một sân tennis khô ráo"- kỹ sư trưởng Quyền giới thiệu về kỹ thuật xây dựng cầu
Kỹ sư trưởng giới thiệu quá trình xây dựng cầu
Hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trước khi cây cầu được khánh thành vào 2-9 năm nay. Ảnh: Làm sạch bề mặt cầu
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện nối bán đảo Đình Vũ với huyện đảo Cát Hải
Khi hoàn thành, đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại
Một số hình ảnh tại nhà máy IIA tại TP Hải Phòng, nơi đang làm dầm cầu sử dụng trong thi công cầu của Bangladesh:
Khung cảnh nhà máy. Sau khi sản xuất, dầm cầu từ nhà máy sẽ được chuyển ra cảng và đưa đến công trình. Công ty đã xuất khẩu dầm cầu thép tới nhiều công trình trên thế giới
Kỹ sư giới thiệu một đoạn dầm kết cấu thép cầu Nhật Tân (Hà Nội) - cây cầu sử dụng kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản - được thực hiện tại nhà máy
Thép nguyên liệu cho các công trình khác nhau được phân loại bằng ký hiệu màu sắc. Hiện nguyên liệu công trình cầu của Bangladesh được ký hiệu màu nâu đỏ
Bên trong nhà máy sản xuất dầm cầu
Máy móc tại đây đều được nhập khẩu từ Nhật Bản
Hàn các chi tiết
Xả nhiệt sau hàn
Sơn dầm cầu
Kiểm tra độ dày của sơn
Dầm cầu sau khi được sơn hoàn thiện các lớp sơn trong, ngoài
Hệ thống oxy gas để cắt thép
Phía trong xưởng sản xuất
Bình luận (0)