Ông Trương Lâm Danh, Phó Ban Pháp chế HĐHD TP HCM, đặt vấn đề: “Việc thay đổi trong dự án luật là để phù hợp với thực tế nhưng đừng vì lợi của một cơ quan quản lý mà đẩy cái khó cho người dân”.
Dẫn chứng, ông Trương Lâm Danh lấy ví dụ khoản 3 Điều 20. “Theo như luật, khi tôi 24 tuổi làm mất thẻ căn cước công dân, tôi phải đi làm lại. Đến 25 tuổi, tôi lại phải đi đổi thẻ công dân nữa như điểm b khoản 2 là hạn sử dụng thẻ của người từ 15 tuổi đến dưới 25 tuổi là 10 năm, kể từ ngày cấp. Như vậy chẳng phải là quá phiền hà và tốn kém cho người dân hay sao?”- ông Trương Lâm Danh hỏi.
Ông Trương Lâm Danh nói: "Đừng đẩy khó cho người dân"
Đồng tình, Đội trưởng Quản lý hành chính, Công an huyện Bình Chánh Đặng Văn Khen phân tích, theo như điều 9, một người được muốn làm thẻ Căn cước công dân phải cung cấp đủ 15 thông tin. “Quy định này gây quá nhiều khó khăn cho công dân. Đơn cử như việc cung cấp định danh cá nhân của vợ, chồng. “Cơm lành canh ngọt” thì chẳng sao nhưng nếu vợ chồng đã ly hôn thì phải làm sao. Bản thân người vợ hoặc chồng không thích cho thì rất khó cho người dân. Chúng ta mang lợi cho người dân hay đẩy cái khó của cơ quan quản lý cho người dân?”.
Theo ông Khen nên chia ra 2 loại: những thông tin bắt buộc phải có và những thông tin không bắt buộc.
Điều 9 của Dự án Luật Căn cước công dân có nhiều khoản làm khó cho người dân
Bình luận (0)