xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án tăng vốn chóng mặt

Nguyễn Quyết

Từ năm 2006-2012, cả nước có 2.682 dự án được bố trí vốn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với số tiền 409.415,5 tỉ đồng, đến năm 2012, các dự án trên đã điều chỉnh vốn lên 684.794,5 tỉ đồng

Ngày 7-6, Quốc hội (QH) đã nghe và thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH về kết quả giám sát việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.

img
ĐB Lê Văn Học cho rằng việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án so với dự toán ban đầu là quá lớn Ảnh: Thế Dũng

Bất hợp lý

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của QH, trình bày báo cáo của Chính phủ cho biết giai đoạn 2006-2012, trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, ký túc xá sinh viên, di dân tái định cư đã bố trí vốn TPCP thực hiện 2.682 dự án với tổng mức đầu tư ban đầu là 409.415,5 tỉ đồng. Tính đến thời điểm giao kế hoạch năm 2012, các dự án nêu trên đã điều chỉnh tổng mức lên 684.794,5 tỉ đồng. Dù vậy, đến hết năm 2012 mới hoàn thành được 2.029 dự án.

Trong phần thảo luận, các đại biểu (ĐB) QH đã nhấn mạnh đến việc điều chỉnh tổng mức đầu tư một cách bất hợp lý. ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) cho rằng việc điều chỉnh tổng mức đầu tư so với dự toán ban đầu là quá lớn, không tuân thủ Nghị quyết 881 của QH khóa XII là không được tăng quy mô, thay đổi tiêu chí và định mức kỹ thuật của công trình. Tổng vốn đầu tư cho các dự án đã được điều chỉnh tăng 77%. Trong đó, các dự án về giao thông tăng 70%, thủy lợi tăng 110%, y tế tăng 37% và riêng dự án thuộc lĩnh vực GD-ĐT thì không được tăng.

"Theo các số liệu và giải thích trong báo cáo giám sát, điều chỉnh tăng mức đầu tư cho dự án vì phải xử lý kỹ thuật thông thường của một số công trình giao thông thì rất khó hiểu. Xử lý kỹ thuật thông thường mà lại tăng kinh phí đến mức khủng khiếp và mức đầu tư tăng trung bình của các dự án từ 40-100%, thậm chí có những dự án tăng hơn 100%" - ông Học đặt vấn đề.

ĐB Lê Văn Học lấy một ví dụ là đoạn Quốc lộ 22B (tỉnh Tây Ninh)xử lý kỹ thuật tăng 399 tỉ đồng, trong khi toàn bộ tiền dự án ban đầu được duyệt chỉ có 437 tỉ đồng. Đối với các dự án thủy lợi, có dự án tăng ở mức khủng khiếp như cải tạo khu vực sông Tích (Hà Nội) với tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt chỉ có 831 tỉ đồng nhưng đến năm 2011 tăng mức đầu tư lên 6.914 tỉ đồng. Dự án nâng cấp đê hữu sông Hồng, sông Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông Bái Đính đi Kim Sơn tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư ban đầu chỉ 1.650 tỉ đồng nhưng sau đó cũng điều chỉnh tăng lên 3.806 tỉ đồng.

Theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Bình Định), một số dự án đánh giá thanh toán vượt mức, định giá không đúng và trong đấu thầu có sự thiếu minh bạch. Thanh tra, kiểm toán vào cuộc nhưng không phát hiện, sau đó công trình đưa vào sử dụng thì bị hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng. "Thực tế, một trong những nguyên nhân điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần do các địa phương bằng mọi cách để có dự án với giá thành rẻ nhất, đến khi thực hiện thì mới bắt đầu mở rộng và xin điều chỉnh" - ông Phương phân tích.

img
Dự án xây dựng tuyến đường ven biển Bình Tiên - Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận
có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Ảnh: LÊ TRƯỜNG

"Chạy dự án" đã thành thói quen

ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng cơ chế phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ thiếu minh bạch khi không có tiêu chí phân bổ, sắp xếp thứ tự ưu tiên cụ thể, dẫn đến tình trạng xin - cho diễn ra phổ biến; quyền năng thực sự thuộc về các cơ quan đầu mối quản lý nguồn vốn trái phiếu Chính phủ ở các bộ, ngành và không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, các địa phương đã tranh thủ "kiếm" dự án dù chất lượng tổ chức triển khai và quản lý đầu tư bị hạn chế, có nơi buông lỏng, thậm chí bỏ qua sai sót. "Những yếu kém đó đã không được xử lý mà còn dung túng bằng các chủ trương cho tăng tổng mức đầu tư, danh mục dự án" - ông Tâm nhìn nhận.

Hệ quả là về phân bổ sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ không tránh khỏi bị lợi dụng, lợi ích nhóm chi phối làm lệch lạc so với mục tiêu ban đầu, tính công bằng không được bảo đảm…, thậm chí thuật ngữ "chạy dự án" đã trở nên quen thuộc trong dư luận.

ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Bến Tre) cho biết về tính nghiêm minh của pháp luật, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có quy định về trách nhiệm và chế tài đối với các vi phạm liên quan đến từng khâu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát đã chỉ ra việc sai phạm ở nhiều khâu gây thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nhưng trong một thời gian dài (từ năm 2006 đến nay) mà không có một tổ chức, cá nhân đứng đầu nào phải chịu trách nhiệm. "Tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này là chưa tốt nên cần xem xét lại tính khả thi của dự luật này" - bà Bé kiến nghị.

Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) đề nghị QH giao Thanh tra Chính phủ xem xét một số dự án có sai phạm, xử lý nghiêm và báo cáo QH vào kỳ họp tới.

Mất cân đối nguồn vốn

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH, việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư quá lớn ở hầu hết các dự án dẫn đến mất cân đối nguồn vốn. "Hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh tăng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu. Có dự án điều chỉnh tăng mức đầu tư gấp nhiều lần, một số dự án không chỉ điều chỉnh về giá nhân công, vật liệu, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế kỹ thuật... mà còn điều chỉnh cả về quy mô" - báo cáo nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo