xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự Luật Thủ đô chưa xứng tầm

Bài và ảnh: Thế Dũng

Các đại biểu Quốc hội cho rằng sự tham gia của đại diện VKSND tại tất cả các phiên tòa dân sự là cần thiết

Ngày 22-3, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô. Nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng dự thảo Luật Thủ đô sau khi chỉnh lý vẫn còn chung chung, mơ hồ và chưa giải được nhiều tồn tại cho sự phát triển của thủ đô.

 
Cần bảo đảm quyền lợi người dân
 
Trình bày chỉnh lý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự, bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, cho biết một số nội dung quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Quy định chỉ khi xét thấy cần thiết, kiểm sát viên mới tham gia phiên tòa; các tiêu chí để xác định sự cần thiết được giao cho VKSND hướng dẫn. Đáng chú ý, dự thảo lần này bổ sung quy định loại trừ về thời hiệu đối với các quan hệ pháp luật đặc thù.
 
 
img
Lao động nhập cư đang là “bài toán khó” đối với thủ đô Hà Nội


Tại phiên họp, nhiều ĐBQH quan tâm đến vai trò của VKSND trong quá trình xét xử án dân sự. Các ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), Vũ Duy Hòa (Thanh Hóa) cho rằng sự tham gia của đại diện VKSND tại tất cả các phiên xét xử là cần thiết, không nên quy định “mở” là có thể tham gia hoặc không. ĐB Nguyễn Minh Thuyết đồng tình với quy định TAND được quyền tuyên hủy quyết định trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, ĐB Trần Thế Vượng, Trưởng Ban Dân nguyện của QH, cho rằng quy định này khó khả thi khi tòa án tổ chức theo đơn vị hành chính. “Tòa án cấp huyện có đủ gan để tuyên hủy quyết định của chủ tịch huyện?” – ông Vượng đặt vấn đề.
 
Không yên tâm
 
Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô, ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đồng tình với việc thắt chặt quy định về cư trú và cho rằng sức ép dân số khiến Hà Nội phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Theo ĐB Đào, quy định “có việc làm hợp pháp” là không rõ ràng và khó thực thi. Chứng minh quan điểm của mình, ĐB Nguyễn Ngọc Đào dẫn trường hợp người giúp việc từ địa phương khác về Hà Nội làm việc lâu dài có được xem là việc làm hợp pháp hay không?
 
ĐB Nguyễn Minh Thuyết cho rằng lao động ngoài tỉnh không cần hộ khẩu nên việc đặt ra quy định như vậy là không giải quyết được bản chất việc gia tăng dân số. Theo ông Thuyết, vấn đề của Hà Nội là phải đưa ra được giải pháp tổng thể cho áp lực dân số, như mở rộng đô thị để dãn dân hay có thể thu các loại phí giao thông, phí môi trường đối với người tạm trú từ 3 tháng trở lên… “Hà Nội đang rất cần một luật riêng để phát triển nên ĐB sẽ bấm nút thông qua nhưng chắc chắn còn nhiều băn khoăn”- ông Thuyết bày tỏ.
 
Theo ĐB Trần Du Lịch (TPHCM), nội dung cần sửa của dự luật mà chỉ trong vài ngày của kỳ họp này là rất khó. “Ban hành Luật Thủ đô như thế này thì không đáp ứng được bức xúc trong quản lý hiện nay. Nếu không vội thì chờ sửa hiến pháp và nghiên cứu để luật xứng tầm” – ông Lịch góp ý.

Theo chương trình, hai dự luật sẽ được QH biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo