xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự Luật Trưng cầu ý dân: Chưa “chốt” được

Bài và ảnh: Thế Dũng

Còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự luật này

Ngày 25-2, tại phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), UBTVQH đã cho ý kiến về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân do Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - ông Nguyễn Văn Quyền - trình bày.

Hai phương án

Theo dự kiến, dự luật này sẽ được trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2015) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10-2015) QH khóa XIII.

Ông Quyền cho biết Luật Trưng cầu ý dân là rất cần thiết nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp. Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Nhân dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.  Trong thực tiễn, kết quả của các hoạt động lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân quyết định trực tiếp đối với những vấn đề trọng đại còn rất hạn chế. Dự luật quy định cử tri trong trưng cầu ý dân như cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp. Cụ thể, là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được ghi tên vào danh sách cử tri theo quy định của luật này, có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Thẩm tra dự luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH tán thành với dự thảo về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân và tổ chức việc trưng cầu ý dân là thuộc về QH, UBTVQH. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - ông Phan Trung Lý - đề nghị không quy định vấn đề giám sát trong luật.

Dự luật trình 2 phương án về chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị theo phương án 1, gồm: UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu QH có quyền đề nghị trưng cầu.

Dự luật trình 2 phương án về kết quả trưng cầu ý dân. Theo ông Lý, dự luật quy định tỉ lệ tham gia và tán thành của cử tri quá cao (quá 2/3) đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân thì sẽ khó khả thi. Thậm chí, nếu tổ chức không tốt sẽ dẫn đến tình trạng phải thúc ép cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu hoặc cử tri đi bầu hộ, bầu thay, sẽ mất ý nghĩa của việc trưng cầu. Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc quy định tỉ lệ “quá bán kép” để bảo đảm kết quả trưng cầu ý dân là hợp lệ như phương án 1.

 

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, trình bày dự thảo Luật Trưng cầu ý dân
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, trình bày dự thảo Luật Trưng cầu ý dân

 

Vẫn còn “chung chung”!

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, băn khoăn: “Nhìn vào như thế này thì luật vẫn mênh mông, thảo luận khó thống nhất lắm. Rồi thực thi trưng cầu ý dân kinh phí rất lớn, hằng năm sẽ tốn bao nhiêu tiền, phải tính”.

Về phạm vi trưng cầu, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH, đề nghị trưng cầu trên toàn quốc nhưng tiến hành theo phạm vi khu vực. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, ông Phùng Quốc Hiển, kiến nghị chỉ trưng cầu những vấn đề quốc gia đại sự. “Dự luật rất chung chung như trưng cầu về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề này có đưa ra trưng cầu được không? Không thể!” - ông Hiển nhìn nhận.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, bà Trương Thị Mai, đề nghị cần quy định cụ thể những vấn đề cần trưng cầu ý dân vì cần phù hợp với cấu trúc nhà nước. Bà Mai gợi ý những vấn đề đụng chạm đến an ninh quốc gia, chủ quyền... cần phải trưng cầu ý dân. Phải có điều kiện chứ quy định chung chung thì không rõ.

Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, đánh giá về chủ thể có quyền quyết định mà theo phương án 1 của dự luật là “kết quả, chỉ cần 1/4 số người đi biểu quyết đồng ý” là hơi thấp, đề nghị phải 2/3 đồng ý mới bảo đảm yếu tố pháp lý.

Trước các luồng ý kiến còn khác nhau, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định vẫn chưa “chốt” được có trình QH dự luật này trong kỳ họp tới hay không bởi có những vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được làm rõ, nếu chưa thống nhất thì xin lùi lại; đồng thời lưu ý việc trưng cầu ý dân phải đúng là ý dân nên luật phải quy định chặt chẽ người được bỏ phiếu, điểm bỏ phiếu... không bị tác động từ bên ngoài.

Chủ trì cuộc họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu tạm kết luận: “Đây là dự luật rất quan trọng song cũng vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, cần thảo luận kỹ hơn”.

 

Cần nêu rõ các nội dung cấm trưng cầu

Để tránh có những hành vi tiêu cực trong trưng cầu ý dân, việc quy định những hành vi bị nghiêm cấm là cần thiết trong luật này, cần thiết kế riêng một điều về các hành vi bị nghiêm cấm ngay trong chương những quy định chung nhằm làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song Ban Soạn thảo nhất trí với đa số ý kiến và không quy định vấn đề trên trong dự thảo.

Bà Trương Thị Mai đề nghị cần quy định rõ những vấn đề không được trưng cầu ý dân, liên quan đến ngân sách nhà nước, pháp luật... Đồng tình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - ông Ksor Phước - đề nghị cần có quy định nghiêm cấm đưa ra những vấn đề trưng cầu ý dân trái với Hiến pháp, pháp luật.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo