xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đua nhau bán đất mặt ruộng

Bài-ảnh: Ca Linh

(NLĐO)- Thời gian gần đây ở Vĩnh Long rộ lên tình trạng nhiều hộ dân bán đất mặt ruộng cho thương lái. Thực trạng này, chính quyền ủng hộ nhưng theo giới chuyên môn thì dễ phát sinh hệ lụy khôn lường.

Sáng 9-10, ngay con kênh cặp con lộ ở ấp An Hoà A (xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tấp nập ghe chờ vận chuyển đất sét từ ruộng ra để vận chuyển lên các lò gạch ở Vĩnh Long.


Nhiều nhân công khai thác đất mặt ruộng vận chuyển vào máy để ép thành khuôn.

Nhiều nhân công khai thác đất mặt ruộng vận chuyển vào máy để ép thành khuôn.

Theo lời một thương lái tên Sương, chị mua đất mặt ruộng của nông dân rồi khai thác lớp đất sét bán lại cho các lò gạch đã nhiều năm nay. “Trung bình 1 công ruộng (1.000 m2) tôi mua với giá 14 triệu đồng. Sau đó thuê khoảng 15 nhân công lấy đất, ép thành khuôn, vận chuyển ra ghe…”, chị Sương nói.


Với công việc lấy khối đất đã ép sẵn, chị Hoa kiếm thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày

Với công việc lấy khối đất đã ép sẵn, chị Hoa kiếm thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày

Nhờ có công việc này mà người dân tại địa phương làm thuê và có nguồn thu nhập. Có người tự chế ra xe chở đất từ chiếc máy cày để chở thuê, trừ chi phí dầu mỗi ngày cũng kiếm thêm 300.000 đồng.


Người dân tự chế ra xe chở đất thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày

Người dân tự chế ra xe chở đất thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày

Qua tìm hiểu của phóng viên, tại xã Bình Ninh có khoảng 4 địa điểm được thương lái đặt máy ép đất gần mặt lộ để mua đất ruộng của dân, tập trung ở ấp An Hoà và An Hoà A.


Công việc này tạo nguồn thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Công việc này tạo nguồn thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh, tại ấp An Hoà và An Hoà A là vùng đất gò cao, tốn nhiều chi phí bơm tưới nên UBND huyện đã trình UBND tỉnh Vĩnh Long đề án khai thác, cải tạo đất và đã được chấp nhận. Lớp đất ruộng chỉ được đào sâu 0,3 m để đảm bảo sản xuất lúa cho vụ sau.


Nhiều ghe chở đất đợi thương lái vận chuyển xuống.

Nhiều ghe chở đất đợi thương lái vận chuyển xuống.

Nhiều hộ nông dân cho biết, sau khi bán 1 lớp đất ruộng chỉ cần cho nước phù sa vào là vụ sau vẫn có thể sạ lúa bình thường mà lại không tốn chi phí bơm nước như trước.


Ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất mặt ruộng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất mặt ruộng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Tuy nhiên, PGS.TS Võ Quang Minh, Trưởng bộ môn Tài nguyên đất đai (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường ĐH Cần Thơ) lại khuyến cáo rằng, nếu việc khai thác đất mặt ruộng quá đà, ngành chức năng không kiểm soát sẽ dẫn đến hệ lụy là bề mặt ruộng đất lồi, lõm, nơi thấp, nơi cao, đất dễ bị lún không thể cơ giới hóa. Chưa hết, những nơi bị khai thác quá sâu có thể làm phèn trào lên, ảnh hưởng đến sản xuất hoặc không thể trồng lúa được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo