Tồn tại lỗ hổng
Thế nhưng, theo khuôn khổ pháp lý hiện tại, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc ra các cơ quan này.
Từ trước đến nay, đối với tranh chấp trên biển Đông, chính sách của Trung Quốc là “3 không”: Không nêu rõ yêu sách, không đàm phán đa phương và không quốc tế hóa tranh chấp. Trong đó, Trung Quốc không chấp nhận đưa tranh chấp ra bất kỳ cơ quan tài phán quốc tế nào nên đã thực hiện những chiến lược để tránh bị các cơ quan tài phán quốc tế xét xử những tranh chấp trên biển Đông.
Các cơ quan tòa án và trọng tài theo UNCLOS đã bị Trung Quốc tuyên bố vào ngày 25-8-2006 là không đồng ý chọn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc phân định ranh giới biển. Do vậy, sẽ rất khó để các cơ quan tài phán được quy định trong mục 2 chương XV của UNCLOS có thẩm quyền để xét xử về tính hợp pháp trong yêu sách “đường lưỡi bò” của nước này.
Còn đối với ICJ, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa. Sự công nhận này có thể thực hiện theo những cách thức sau đây:
Cách thứ hai là thông qua một điều khoản trong một hiệp ước. Hiện có hơn 300 điều ước quốc tế chứa compromissory clause, theo đó, các bên cam kết trước là sẽ chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa nếu có tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng điều ước đó.
Cách thứ thứ tư là theo quy tắc forum prorogatum, trong trường hợp một quốc gia chưa thừa nhận thẩm quyền của ICJ nhưng bị một quốc gia khác nộp đơn kiện lên ICJ, nếu quốc gia bị kiện chấp nhận thẩm quyền của ICJ thì tổ chức này có thể giải quyết vụ kiện.
Trong 3 cách thức đầu tiên, Trung Quốc chưa hề thực hiện cách nào để công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, các bên trong tranh chấp biển Đông, trong đó có Việt Nam, không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa, ngay cả khi hành xử của nước này vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và UNCLOS. Đối với cách thức thứ tư, sẽ khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận một khi các quốc gia khác khởi kiện nước này lên ICJ liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Đây chính là lỗ hổng làm cho Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc lên các tòa án hay trọng tài quốc tế.
Giải pháp cho tương lai
Như vậy, trong số 3 cách thức công nhận thẩm quyền của tòa như đã nêu trên, cách thứ hai là có khả thi nhất đối với việc giải thích COC và xét xử các tranh chấp liên quan đến việc thực thi COC. Do vậy, trong quá trình đàm phán và ký kết COC, các quốc gia tranh chấp cần đưa vào văn kiện này một compromissory clause. Điều khoản này sẽ giúp cho bất kỳ quốc gia ký kết nào của COC cũng có quyền khởi kiện bên ký kết khác khi không tuân thủ các quy định của COC.
Hiện tại, các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán về COC. Việt Nam và các nước ASEAN cần đưa vào bộ quy tắc này điều khoản công nhận thẩm quyền của ICJ trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông.
Nên đàm phán ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Điều khoản compromissory clause sẽ giúp cho COC không chỉ trở thành một văn kiện cho những khẩu chiến ngoại giao mà là một công cụ pháp lý thực sự cho việc bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực. Bởi lẽ, khi Việt Nam hay các nước ASEAN khác trong tranh chấp muốn thỉnh cầu ICJ giải quyết tranh chấp trên biển Đông thì tổ chức này sẽ thụ lý giải quyết. Hiện nay, những nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các nước khác trong khu vực rất quan ngại đến tình hình tranh chấp trên biển Đông. Do vậy, để có thể đạt được một COC như đề xuất trên thì nên đàm phán văn kiện đó trong một khuôn khổ mà có sự tham gia hay xúc tác của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc. Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là nơi lý tưởng để thực hiện điều này. |
Bình luận (0)