xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dựa vào hộ khẩu là lạc hậu

BẢO TRÂN - NGỌC DUNG

Đại biểu Trần Thanh Hải (TPHCM) đề nghị có nghị quyết của Quốc hội giao TPHCM thí điểm chính quyền đô thị vì đã có nghị quyết của Quốc hội giao địa phương này nhiều trọng trách lớn

Ngày 24-5, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013.

img
ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM):Đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2014 dự án Luật Tiền lương tối thiểu
. Ảnh: BẢO TRÂN

Quản lý bằng biện pháp kinh tế

Bàn về dự Luật Cư trú, đa số đại biểu (ĐB) bày tỏ sự cần thiết phải có luật nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng một số quy định trong dự luật đã làm khó người dân và không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới.

ĐB Lê Đông Phong (TPHCM) nhất trí về quản lý cư trú nhưng dự luật đừng biến thành một thứ giấy phép. “Đừng để hộ khẩu các dạng bị lạm dụng để gây khó dân về việc xin học cho con em, xin cấp điện, cấp nước. Quản lý cư trú không nên nặng về dùng các biện pháp hành chính để điều chỉnh” - ông Phong kiến nghị.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nói thẳng: “Hiện cả thế giới chỉ có 3 nước còn áp dụng hộ khẩu là Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên. Luật nhằm thực hiện quyền tự do cư trú của nhân dân chứ không phải xâm phạm quyền này và cần đơn giản, ít thủ tục, tránh gây phiền hà cho dân”. 

Theo ĐB Trần Du Lịch, cái gì cũng dựa vào hộ khẩu là quá lạc hậu. Các nước hạn chế dân cư ở trung tâm bằng cách áp thuế nhà ở, phí môi trường rất cao, còn ở ngoại thành thì ngược lại. “Người dân đổ về các đô thị lớn vì việc làm, mưu sinh nên quản lý cư trú cũng phải bằng biện pháp kinh tế” - ông Lịch phân tích.

Quy định những vấn đề cơ bản

ĐB Trần Du Lịch cho rằng dự luật không nên bàn sâu, vấn đề cư trú nên giao HĐND các TP lớn quy định, tránh tình trạng vênh nhau. Nên giao chính quyền các đô thị quy định về điều kiện cư trú của công dân, tránh “đụng chạm” như giữa TP Đà Nẵng với Chính phủ vừa qua.

Về điều kiện diện tích ở tối thiểu để được đăng ký thường trú, ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) cho rằng chỉ nên quy định cho riêng TP Hà Nội (với đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô), còn các TP khác thì giao Chính phủ quy định (thay vì giao cho chính quyền địa phương) để bảo đảm sự thống nhất.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) đề xuất dự luật chỉ quy định những vấn đề cơ bản như quyền và nghĩa vụ cư trú của công dân, điều kiện bảo đảm việc cư trú..., còn cụ thể ra sao thì tùy vào quy hoạch dân cư của từng khu vực và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nên giao chính quyền địa phương quy định là phù hợp. ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM) đề nghị có nghị quyết của QH giao TPHCM thí điểm chính quyền đô thị vì đã có nghị quyết của QH giao địa phương này nhiều trọng trách lớn.

Xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu

Cơ bản đồng tình với dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của QH song nhiều ĐB cho rằng cần cân nhắc kỹ hơn, tránh tình trạng “rút ra, đưa ra”, sơ sài của các dự luật.

ĐB Đặng Thuần (Bến Tre) yêu cầu Ủy ban Thường vụ QH nêu đích danh các bộ, ngành, tổ chức không nghiêm túc thực hiện công tác xây dựng pháp luật, trình luật chậm, kém chất lượng, coi đây là một tiêu chí đánh giá tín nhiệm của người đứng đầu. “Đây là một cách giúp ĐBQH thực hiện quyền đánh giá tín nhiệm một cách chính xác” - ĐB Thuần nhận định.

ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị xem xét đưa dự án Luật Trưng cầu ý dân và Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Theo ông Nghĩa, quyền biểu tình đã được Hiến định từ năm 1946 cũng như quy định rõ trong Hiến pháp 1992 nhưng đã hơn 60 năm mà vẫn chưa thể có Luật Biểu tình.

ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cũng đề nghị bổ sung dự án Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIII. Ông Khanh nêu thắc mắc: “Đây là dự luật được Thủ tướng đề nghị đưa vào, chứng tỏ nó cần thiết cho công tác quản lý, điều hành xã hội nhưng tại sao không thấy tiếp thu?”.

Một vấn đề sát sườn người dân được ĐB Trần Thanh Hải đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 là dự án Luật Tiền lương tối thiểu. Trong khi đó, ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề nghị sớm xem xét dự án Luật Phát triển kinh tế biển nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, Nhà nước về kinh tế biển.

Hôm nay (25-5), QH tiếp tục xem xét công tác nhân sự và thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011. Cùng ngày, QH nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).

Ông Đinh Tiến Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai làm Tổng Kiểm toán Nhà nước

Ngày 24-5, QH đã bỏ phiếu về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đối với ông Đinh Tiến Dũng. Cùng ngày, QH đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính với số phiếu tán thành là 88,15%.

Tiếp theo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình giới thiệu ông Nguyễn Hữu Vạn, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, để bầu nhân sự Tổng KTNN. Cuối giờ chiều, kết quả đã có 343 ĐBQH bỏ phiếu thuận ông Nguyễn Hữu Vạn (68,8% so với tổng số ĐBQH) làm Tổng KTNN trong 3 năm còn lại của nhiệm kỳ QH khóa XIII.

Ông Nguyễn Hữu Vạn, sinh năm 1956, quê quán Thụy Sơn, Thái Thụy - Thái Bình; tiến sĩ kinh tế; cử nhân chính trị. Ông từng kinh qua các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai; phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; bí thư Huyện ủy Sa Pa - Lào Cai; phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.
B.Trân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo