xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng chống đuối nước bằng tuyên truyền

VĂN DUẨN - ĐỨC NGỌC - HOÀNG LAN ANH

Mỗi năm, cả nước có hơn 3.300 trẻ em chết vì đuối nước. Việt Nam có tỉ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực và cao gấp 10 lần các nước phát triển

Thống kê từ năm 2001- 2012 cho thấy đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt Nam. Các trường hợp tử vong tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ hằng năm. Ngoài nguyên nhân không biết bơi, phần lớn các vụ tử vong vì đuối nước ở trẻ là do sự bất cẩn và thiếu quan tâm, chăm sóc của người lớn.

Dạy bơi: Nhắc nhở hằng năm

Trong vòng 2 tháng trở lại đây, đã có hàng chục trẻ em chết đuối. Mới nhất, sáng 22-6, hai anh em Nguyễn Anh Tấn (SN 2005) và Nguyễn Anh Phát (SN 2008, ngụ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị ngã trượt chân xuống ao chết đuối. Trước đó, ngày 21-6, tại sông Đào, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 4 em Đậu Thị Đào (lớp 9), Trần Thị Ninh (lớp 8), Nguyễn Thị Chi (lớp 7) và Võ Thị Thanh Nga (lớp 8, cùng học Trường THCS Kỳ Trinh) tử vong.

Đà Nẵng là địa phương được đánh giá làm tốt việc phổ cập dạy bơi cho học sinh tiểu học                                   Ảnh: BÍCH VÂN
Đà Nẵng là địa phương được đánh giá làm tốt việc phổ cập dạy bơi cho học sinh tiểu học Ảnh: BÍCH VÂN

Tiếp xúc với chúng tôi sau cái chết của con gái, anh Đậu Đình Chương, bố cháu Đào, đau xót: “Nếu cháu biết bơi thì đâu xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy”. Nỗi đau đó không chỉ của anh Chương mà của toàn xã hội khi việc dạy bơi trong nhà trường là chuyện không mới.

Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT), trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đầu năm và vào dịp hè hằng năm, bộ đều có văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường tổ chức những lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa. Còn theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, từ năm 2010, bộ này đã có công văn hướng dẫn các sở GD-ĐT triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015. Gần đây nhất, ngày 11-11-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015. Chương trình tập trung vào hướng dẫn kỹ năng bơi cho họ sinh; tập huấn cho giáo viên dạy bơi; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học. Mục tiêu đến năm 2015 giảm 15% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2010; ít nhất 50% số trẻ em lứa tuổi tiểu học và 70% số trẻ em lứa tuổi THCS biết bơi và có kỹ năng tự cứu khi xảy ra đuối nước.

Vẫn còn trên lý thuyết

Tuy nhiên, chủ trương, chỉ đạo đã có nhưng hiện ở các trường vùng nông thôn, môn bơi lội vẫn chỉ thực hiện trên giấy. “Tôi chưa bao giờ nghe nhà trường dạy bơi cho các cháu. Gia đình tôi còn 3 cháu nữa, vì vậy rất mong nhà trường đưa môn bơi vào chương trình học để các cháu phòng tránh tai nạn đuối nước” - anh Chương đề nghị. Nhưng trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Anh, cho biết: “Hiện trên địa bàn huyện Kỳ Anh chưa có trường nào có bể bơi. Chúng tôi chỉ mới dừng lại ở chỗ tuyên truyền, nhắc nhở các em trên lý thuyết thôi”.

Thừa nhận công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, ông Phạm Vũ Luận cho biết việc triển khai dạy bơi cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các trường không có địa điểm tổ chức dạy bơi cho các em.

Quyết liệt là làm được!

Theo ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phòng chống đuối nước cho trẻ em không phải không làm được. Ông An cho biết ở Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, ngành giáo dục và chính quyền địa phương đã chỉ đạo các trường dạy bơi cho học sinh rất quyết liệt, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu nên việc dạy bơi cho học sinh đạt nhiều kết quả tích cực.

Lấy ví dụ cụ thể là Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng), ông An cho biết từ nhiều năm qua nhà trường đã dạy bơi cho hàng ngàn học sinh tiểu học với kinh phí đầu tư bể bơi chỉ khoảng 140 triệu đồng. Để làm được điều này, hiệu trưởng nhà trường đã đứng mũi chịu sào và giao nhiệm vụ cho “nhóm đặc nhiệm” là những giáo viên dạy thể dục làm nhiệm vụ dạy bơi và dạy kỹ năng cho học sinh. 

Hết tài trợ, dạy bơi gặp khó

Từ năm 2009 đến 2013, TP Đà Nẵng thực hiện dự án “Bơi an toàn” do tổ chức Liên minh Vì sự an toàn của trẻ em (TASC) và Hiệp hội Cứu hộ hoàng gia Úc tài trợ. Dự án đã lắp đặt 11 bể bơi di động tại các trường tiểu học trên địa bàn TP Đà Nẵng. Trong 5 năm, có khoảng 27.000 học sinh đã được học bơi miễn phí.

Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho biết sau khi dự án kết thúc, sở chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện dạy bơi cho học sinh nhưng gặp nhiều khó khăn. Kỳ nghỉ hè năm nay, số lượng học sinh đăng ký học bơi giảm hơn 50% do phải nộp phí học theo quy định là 200.000 đồng/ học sinh/ khóa học. Sở đã kêu gọi xã hội hóa chương trình dạy bơi cho học sinh nhưng chưa có đơn vị nào tham gia trong khi các bể bơi đã xuống cấp, nhà trường phải bỏ kinh phí ra sửa chữa. B.Vân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo