xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để sai rồi sửa!

Quang Huy

Đề xuất dừng dự án nhà máy bột giấy công suất 330.000 tấn/năm của Tập đoàn Lee & Man Paper (Hồng Kông - Trung Quốc) xây dựng bên bờ sông Hậu đang gây những tranh luận trái chiều.

Công trình tổng thể của Lee & Man gồm 3 dự án: Nhà máy giấy công suất 420.000 tấn/năm, nhà máy bột giấy 330.000 tấn/năm và các công trình hỗ trợ.

Đề xuất trên dù chẳng đặng đừng nhưng Bộ Công Thương có lý lẽ riêng của mình. Đó là trước đây, UBND tỉnh Hậu Giang không hề tham vấn bộ về dự án nhà máy bột giấy 330.000 tấn/năm mà chỉ xin ý kiến về dự án nhà máy giấy công suất 420.000 tấn/năm. Sở dĩ bộ (khi ấy là Bộ Công nghiệp) đồng ý với dự án nhà máy giấy 420.000 tấn/năm là bởi theo thuyết minh của nhà đầu tư và địa phương, sản phẩm dự kiến của nhà máy là giấy bao bì và bao bì cao cấp, nguyên liệu là giấy carton đã qua sử dụng, ít dùng hóa chất chứ không phải là bột giấy được sản xuất từ gỗ rừng, chắc chắn sử dụng nhiều hóa chất, có phát thải ra sông Hậu; Tây Nam Bộ lại là vùng trũng thấp, sẽ lãnh đủ toàn bộ lượng hóa chất thải ra...


Bên trong Nhà máy Giấy Lee & Man - Ảnh: CA LINH

Bên trong Nhà máy Giấy Lee & Man - Ảnh: CA LINH

Nếu thông tin Bộ Công Thương nêu là đúng sự thật, tức là dự án nhà máy bột giấy nói trên đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không có ý kiến của bộ chuyên ngành. Như vậy là trái quy định của Chính phủ.

Thực tế, khó tìm được giải pháp tối ưu cho trường hợp này. Nếu buộc phải đóng cửa và xử lý trách nhiệm những cá nhân đã cấp phép sai, rồi ai sẽ bỏ tiền bồi thường cho chủ đầu tư? Trong trường hợp phải di dời, chuyển đổi địa điểm nhà máy bột giấy, chi phí phát sinh cũng cực kỳ lớn cùng hàng loạt hệ lụy không dễ giải quyết khác.

Nhưng duy trì nhà máy đồng nghĩa với việc xem đây là bài toán “trade-off” (đánh đổi), trong đó cái được chưa rõ ràng còn cái mất thì đã nhìn thấy trước. Cùng với sông Tiền, sông Hậu là nguồn nước quan trọng bậc nhất nuôi sống toàn vùng ĐBSCL - khu vực chiếm hơn 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước ta. Theo các nhà khoa học độc lập, khi hoạt động đúng công suất, nhà máy của Lee & Man sẽ xả xuống sông Hậu khoảng 30 tấn hóa chất/ngày. Mà hóa chất từ công nghiệp giấy được đánh giá là những loại cực độc, di hại lâu dài. Nếu sông Hậu bị đầu độc như sông Thị Vải (bởi Vedan) hay như biển miền Trung (bởi Formosa) thì toàn ĐBSCL sẽ tê liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.

Vì vậy, cần chọn giải pháp được nhiều - mất ít. Vụ Vedan hay Formosa là những cảnh báo rất thực tế, riêng trong lĩnh vực công nghiệp giấy là trường hợp Nhà máy Giấy An Hòa ở Tuyên Quang. Nhà máy này dùng công nghệ của Thụy Điển và Phần Lan mà còn bức tử sông Lô, bị phạt nhiều lần, nói gì đến dự án của Lee & Man sử dụng công nghệ Trung Quốc! Để cho dự án nhà máy bột giấy của Lee & Man “lọt lưới” dù chưa qua thẩm định của bộ chuyên ngành và chưa lập Báo cáo Tác động môi trường (mới) là đã “to tội” rồi; nay, trước những nguy cơ nhãn tiền, nhất là chúng ta đã trả giá quá đắt cho rất nhiều sai lầm về môi trường rồi, đừng mạo hiểm và mơ hồ nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo