xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng khen… cho chết!

AN QUÝ

Niềm hoan hỷ sau trận U19 Việt Nam thắng U19 Úc 1-0 hôm 5-9 trong khuôn khổ Giải Bóng đá U19 Đông Nam Á 2014 - Cúp NutiFood chưa lắng thì đến tối 11-9 đã tiếp tục bùng lên với trận đại thắng 4-1 trước U19 Myanmar trên sân vận động Mỹ Đình.

 

Công Phượng đi bóng trong trận gặp U19 Myanmar
Công Phượng đi bóng trong trận gặp U19 Myanmar

Người hâm mộ đã dành những lời ca tụng đẹp nhất cho U19 Việt Nam và các cầu thủ trẻ của chúng ta hoàn toàn xứng đáng được khen ngợi.

Khi vấp ngã, lời khen có giá trị động viên, tiếp sức người trong cuộc đứng dậy. Sau thành công, lời khen như một phần thưởng tinh thần, giúp họ phấn đấu nhiều hơn nữa. Đó là giá trị thực tế của lời khen.

Bởi vậy nên khen phải đúng lúc, đúng thực chất, đúng mức độ; nếu làm ngược lại thì phản tác dụng. Với U19 Việt Nam, Công Phượng quả xuất sắc. Pha ghi bàn của tiền đạo này vào lưới U19 Úc sau khi đi bóng qua 6 cầu thủ đối phương được xếp vào dạng tuyệt phẩm của lịch sử bóng đá Việt Nam. Tất nhiên, Phượng đã được ca hết lời. Các tờ báo trong nước, thậm chí một vài trang tin điện tử của các báo Anh (như Express), gọi Phượng là “Messi của Việt Nam” (Vietnam’s Messi, Vietnamese Messi). Một số bình luận viên thể thao cũng nổ vang trời rằng bóng đá Việt Nam đã có... Diego Maradona! Và sau trận thắng U19 Myanmar cũng vậy, với khả năng cầm trịch giữa sân tốt cùng cú sút xa tầm cao thành bàn, tiền vệ Tuấn Anh được ví là “Pirlo của Việt Nam”...

Phải nhớ rằng Công Phượng, Tuấn Anh đang thi đấu ở Đông Nam Á - vùng trũng của bóng đá thế giới; còn Lionel Messi, Andrea Pirlo đang chơi cho La Liga và Serie A - những giải đấu quốc tế cao cấp, khắc nghiệt nhất. Khoảnh khắc tỏa sáng của Công Phượng, Tuấn Anh có thể khiến người ta gợi nhớ đến đôi chân hoa diệu của Messi, Pirlo... như một niềm mơ ước và hy vọng về tương lai; rồi sau đó trở lại với thực tại “ao nhà” để tiếp tục phấn đấu, dấn thân.

Sự so sánh khập khiễng ấy không khéo làm hỏng tương lai của các em. Văn Quyến là một ví dụ. Cầu thủ xứ Nghệ này cũng từng là thần đồng bóng đá của Việt Nam, rạng danh rất sớm, được suy tôn thật nhiều. Rồi cũng rất sớm, Quyến đã sa ngã. Có quyết tâm làm lại cuộc đời nhưng về sau, nghiệp bóng đá của Quyến đến giờ xem như đã tàn.

Nhà văn Nguyễn Khải lúc sinh thời có câu cửa miệng khá phổ biến, được giới văn chương truyền nhau: “Thằng nào thích khen thì khen cho chết!”. Quả đúng như vậy, khen thái quá khiến người ta tự mãn, mà giữa tự mãn và thất bại có khoảng cách rất gần.

Các cầu thủ U19 Việt Nam đang tuổi ăn tuổi lớn, từng bước hoàn thiện về chuyên môn nhân cách. Vì thế, thái độ của công chúng tác động khá lớn đến tương lai của các em. Rõ ràng, tương lai các em chẳng phải được cất cánh bằng những lời tung hê mà phải từ một nền tảng vững chắc, bắt đầu từ Học viện Bóng đá HAGL - Arsenal JMG. Chưa bao giờ bóng đá trẻ Việt Nam được tin yêu đến vậy. Bởi thế, thay vì chỉ ngợi khen các cầu thủ, nên dành cho chủ nhân học viện này - ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - lời tôn vinh thật sự trọng thị!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo