xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng làm luật theo số lượng

THẾ DŨNG thực hiện

Đó là quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội - khi trả lời Báo Người Lao Động trước thềm kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII

* Phóng viên: Lần này, Quốc hội (QH) sẽ họp trong nhà QH mới. Nhiều cử tri kỳ vọng việc có trụ sở mới, chất lượng hoạt động của QH sẽ được nâng lên?

- TS Đinh Xuân Thảo: Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu (ĐB) QH, QH là yêu cầu thường xuyên. Không phải vì có trụ sở mới thì hoạt động QH mới tốt hơn. Tuy nhiên, có điều kiện làm việc tốt thì hoạt động của ĐBQH, các cơ quan của QH cũng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn và có chất lượng hơn.

* Có ý kiến cho rằng do việc gấp gáp xây dựng nhiều dự án luật nên chất lượng không cao. Có luật vừa ban hành đã lạc hậu, phải trình sửa. Có luật thiếu cụ thể, phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn?

- Kỳ họp này, QH dành nhiều thời gian xem xét, thông qua nhiều dự án luật nhất từ trước đến nay - thông qua 18 dự án luật và cho ý kiến 12 dự án luật. Việc tăng số lượng phải đi kèm với chất lượng xây dựng luật, nhất là trong đó có nhiều dự án luật quan trọng. Vì vậy, ĐBQH cần đề cao trách nhiệm của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có công tác lập pháp.

Nếu dự án luật nào chưa bảo đảm chất lượng, chưa khả thi thì cương quyết yêu cầu để lại và hoàn thiện sau, không nên chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng. Nếu vội vàng cho qua rồi luật không phù hợp, lại phải “ngồi chờ” nghị định, thông tư mất vài năm thì nhanh hóa ra chậm.

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ được Quốc hội xem xét trong kỳ họp này. Ảnh: TẤN THẠNH
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ được Quốc hội xem xét trong kỳ họp này. Ảnh: TẤN THẠNH

 

* Các báo cáo giám sát tối cao của QH cũng như của các cơ quan QH vừa qua được nhiều ĐBQH đánh giá là “vắng bóng” trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cũng như trách nhiệm cá nhân người đứng đầu làm cho hiệu lực, hiệu quả giám sát của QH không đạt yêu cầu?

- Hai chức năng quan trọng nhất của QH là làm luật và giám sát. Nếu làm luật tốt mà giám sát thi hành luật không tốt hoặc giám sát không phát hiện ra vấn đề thì công tác làm luật và giám sát cùng thiếu hiệu quả, chưa đạt được mong muốn của cử tri dành cho QH.

Lâu nay, chúng ta thường không hài lòng về chế tài hậu giám sát là đúng. Vì vậy, hậu giám sát cần phải đề ra mốc thời gian để cơ quan hành pháp thi hành cũng như phải truy cho được trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với những hạn chế, thiếu sót.

* Kỳ họp này, QH cho ý kiến 2 vấn đề quan trọng là đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Quan điểm của ông về 2 đề án lớn này như thế nào?

- Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là cần thiết vì chương trình, sách giáo khoa cũ đã hơn 10 năm, có nhiều bất cập và cần phải đổi mới càng sớm càng tốt.

Đối với dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, nhiều ĐBQH còn băn khoăn. Song theo tôi, việc xây dựng sân bay Long Thành phải làm rõ 2 việc: Có cạnh tranh, thu hút được hành khách so với các sân bay lớn trong khu vực khi xác định đây là sân bay quốc tế trung chuyển và kinh phí đầu tư.

Về khả năng cạnh tranh của sân bay, nói chính xác là hiệu quả đầu tư, thì Chính phủ phải có nghiên cứu, phân tích làm rõ tính khả thi của dự án. Còn về kinh phí thì cũng được cho rằng phải dùng ngân sách nhà nước, không thể xã hội hóa toàn bộ vì liên quan đến an ninh, quốc phòng. Vậy Chính phủ phải làm rõ sự ưu tiên nguồn vốn cho dự án trong bối cảnh nhiều lĩnh vực cần đầu tư khi ngân sách còn eo hẹp.

Cùng với đó, việc cấp bách làm sân bay Long Thành vì lo sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cũng chưa thật thuyết phục. Tôi sẽ ủng hộ việc xây sân bay Long Thành nếu Chính phủ giải trình được các vấn đề nêu trên một cách thuyết phục.

 

Chính phủ báo cáo tình hình biển Đông

Hôm nay (20-10), kỳ họp thứ 8 QH khóa XIII khai mạc và kết thúc ngày 28-11.

Sáng 20-10, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. QH cũng nghe báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014. Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trình bày tờ trình về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chiều cùng ngày, QH nghe báo cáo về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 của Chính phủ. QH cũng nghe dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi).

Trong tuần làm việc đầu tiên, QH thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội; ngân sách nhà nước năm 2014; nghe tờ trình về dự án Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo; thảo luận về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); nghe báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm của Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao...

Chiều 25-10, QH họp kín nghe Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về tình hình biển Đông. Theo Chủ nhiệm  Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc, trong đó có nội dung Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo