xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng luật để giải quyết

PGS-TS Trần Nam Tiến(Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển và đảo - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM)

Trước việc Bắc Kinh nhiều lần trì hoãn, thậm chí thiếu thiện chí trong việc tìm ra các giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp, Việt Nam có thể đơn phương kiện Trung Quốc theo cơ chế trọng tài.

Tham khảo vụ kiện của Philippines, Việt Nam yêu cầu thành lập tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) nếu Trung Quốc không chấp nhận cùng đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển.

Việt Nam căn cứ vào các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS nằm trong Chương XV, gồm 3 phần (Điều 279-299). Đầu tiên, Việt Nam phải tiến hành các thủ tục và quy định của quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên sự thống nhất của 2 bên, trong Phần  1. Trong đó, đáng chú ý là Điều 283 - yêu cầu các bên phải trao đổi quan điểm về vấn đề tranh chấp trong trường hợp tranh chấp đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của UNCLOS mà các quốc gia đã cùng ký kết để tìm ra biện pháp giải quyết thông qua đàm phán hoặc các hình thức hòa bình khác.

Trên cơ sở này, Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc cùng đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý vì họ thiếu cơ sở pháp lý vững chắc. Những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy họ vi phạm UNCLOS và không có thiện ý giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Do đó, Việt Nam có thể áp dụng Phần 2, Chương XV (Điều 286-297), quy định về các thủ tục pháp lý cần thiết để đưa ra các quyết định ràng buộc. Điều 286 nêu rõ: Trong điều kiện không đạt được bất cứ thỏa thuận giải quyết tranh chấp nào sau khi đã thực hiện các quy định của Phần 1 thì đề nghị của bất cứ quốc gia nào cũng sẽ được gửi tới tòa án quy định trong mục này. Theo Điều 287, các quốc gia thành viên sau khi ký kết UNCLOS, trong điều kiện cần thiết, có thể chọn 1 trong 4 tòa án cụ thể để giải quyết tranh chấp; nếu quốc gia cùng tranh chấp còn lại không chấp nhận phương án mà bên kia chọn hoặc không chọn phương án thì tranh chấp vẫn có thể được đưa ra tòa trọng tài theo Phụ lục VII.

Nói chung, về lý thuyết, Việt Nam vẫn có thể đơn phương khởi kiện nếu chứng minh được tranh chấp giữa 2 nước thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS và không nằm trong các ngoại lệ mà Trung Quốc đã tuyên bố. Điều này không khó. Việc quan trọng hàng đầu hiện nay là Việt Nam phải tập trung hoàn thiện những cơ sở pháp lý cả về mặt lịch sử lẫn thực tiễn để chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của mình ở biển Đông, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc, đồng thời nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc sẽ phải trả giá

Dự kiến hôm nay, 16-5, Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam sẽ họp bàn các bước khởi kiện Trung Quốc. Chuyên gia Dương Danh Huy, thành viên Quỹ Biển Đông, cho rằng Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì tòa này có thẩm quyền bác bỏ quan điểm vô lý và ngang ngược của Bắc Kinh đối với chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.

Theo ông Huy, Việt Nam có thể phải đối mặt với việc Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền tòa án quốc tế nào công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hay việc triển khai giàn khoan Hài Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ, tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền phân xử tranh chấp nếu cả hai bên chấp nhận thẩm quyền của tòa. Tòa án quốc tế cũng chỉ công nhận chính nghĩa của Việt Nam trong trường hợp cả hai bên đều chấp nhận thẩm quyền của tòa một cách cụ thể hay gián tiếp.

Để vụ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thành công, ông Huy cho rằng Việt Nam phải đưa ra quan điểm, chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam và nơi Trung Quốc triển khai giàn khoan là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“Việc làm sai trái của Trung Quốc vô hình trung giúp Việt Nam giảm nhập siêu, kích thích Việt Nam bớt phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trung Quốc sẽ phải trả giá kinh tế khi nhập khẩu nông sản và nguyên liệu từ các quốc gia thay thế Việt Nam ở xa hơn” - ông Huy nhận định.

Bích Diệp

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo