xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Được huấn luyện, gấu vẫn “quên” rừng!

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Hơn 3 năm qua, hàng chục con gấu liên tục được huấn luyện để tự tìm thức ăn, lấy lại bản năng sinh tồn nhưng đến nay, chúng vẫn chưa được thả về rừng, vì sao?

 Cuối tuần qua, Công ty TNHH Great Veca (chuyên sản xuất gỗ xuất khẩu tại KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom - Đồng Nai) đã tự nguyện chuyển 7 con gấu ngựa quý hiếm cho Trạm Cứu hộ gấu (do Tổ chức WAR – chuyên bảo vệ động vật hoang dã - tài trợ) đặt tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tính luôn 7 con gấu trên, hiện Trạm Cứu hộ gấu đang nuôi dưỡng, huấn luyện cho 35 con gấu. Công việc chính của trạm là huấn luyện những con gấu leo trèo, tìm thức ăn, phục hồi bản năng hoang dã để chúng có thể nuôi sống mình và có thể tự trở lại rừng. Nơi huấn luyện là khuôn viên đất rộng 1 ha có lưới sắt bao quanh, phía trong trồng cây giống rừng. Tuy nhiên, từ khi khu huấn luyện được thành lập (khoảng tháng 10-2008 với 16 cá thể gấu) đến nay đã gần 3 năm rưỡi nhưng ông Nguyễn Vũ Khôi, Giám đốc WAR, xác nhận: Vẫn chưa có con gấu nào về được rừng xanh!
img
Một con gấu được huấn luyện khả năng leo trèo  ở Trạm Cứu hộ gấu Cát Tiên nhưng hơn 3 năm nay nó  vẫn chưa thể trở lại rừng

Lý giải vì sao đã huấn luyện hơn 3 năm nhưng vẫn chưa thả con gấu nào về tự nhiên, ông Khôi nói: “Gấu người ta giao cho chúng tôi đều là gấu già và yếu, chúng bị bắt từ nhỏ rồi nhốt trong chuồng hơn chục năm nên mấy năm huấn luyện vẫn chưa có con gấu nào có thể trở lại rừng”. Về góc độ quản lý, khi được hỏi vì sao không tác động để trạm cứu hộ thả gấu vào rừng quốc gia Cát Tiên, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, cho biết: “Không phải muốn thả gấu là thả. Trước khi cứu hộ, gấu bị giam nhốt, chích lấy mật nhiều năm, con cụt con què, giờ thả về rừng, khả năng bị săn bắt là rất cao!”. Theo một nhân viên cứu hộ, một số cá thể gấu gần như chắc chắn vĩnh biệt giấc mơ rừng xanh, đó là những con gấu đã bị gãy chân do bẫy thợ săn hoặc bị giới chủ nuôi tháo khớp, lấy chi bán để chế biến các món ăn “tăng cường sinh lực”.

Nhiều người cũng lo lắng sau nhiều năm sống gần với người, nếu thả  gấu về tự nhiên, chúng khó thoát khỏi đôi mắt “cú vọ” của giới thợ săn. Theo một chuyên gia làm công tác cứu hộ gấu, rất có thể gấu nuôi ở trạm Cát Tiên cũng như các trạm khác chỉ có thể nuôi gầy giống, bảo tồn nguồn gien chứ không thể trở lại rừng.

Hơn 4.000 con gấu bị giam cầm

“Họ gây mê rồi trói chặt gấu. Sau đó lấy kim tiêm dài thọc liên tiếp vào bụng gấu để tìm túi mật” – một nhân viên cứu hộ mô tả cách rút mật phổ biến đầy đau đớn ở các trại gấu. Sau nhiều lần bị lụi kim, ổ bụng của nhiều con gấu bị nhiễm trùng, dẫn đến chết.

Theo thống kê do Cục Kiểm lâm công bố, cả nước có khoảng 4.000 cá thể gấu được gắn chip và hồ sơ quản lý. Đa số những con gấu trên bị nuôi nhốt trong những chuồng trại chật hẹp để làm cảnh hoặc khai thác mật. Những con gấu này khi đến được trung tâm cứu hộ phần lớn đều “thân xác tàn tạ”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo