xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gác ước mơ đại học vì nghèo

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG

Cầm giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐH An Giang, cậu học trò nghèo Trần Tài Linh rưng rưng nước mắt...

Trần Tài Linh ngụ xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nhận được giấy báo trúng tuyển, Linh sung sướng đến tột cùng nhưng niềm vui lại vụt tắt khi đọc đến phần cuối giấy báo nhập học: “Trước khi làm hồ sơ nhập học, anh (chị) phải đóng học phí học kỳ 1, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn....”.
 
Mặc dù chưa biết cụ thể số tiền phải đóng là bao nhiêu nhưng Linh quả quyết chắc em phải ở nhà... chăn vịt vì tiền xe đi lại làm hồ sơ mẹ em chạy mượn chưa đủ thì làm sao có thêm tiền để đóng các khoản nói trên.
 
Đường đến nhà Linh xa hun hút, lầy lội vì lọt thỏm giữa đồng bưng hoang vắng. Nhà Linh trống huơ trống hoác. Khi chúng tôi đến, Linh không có ở nhà vì em bận chăn vịt. Bà Lê Thị Két, mẹ Linh, cho biết căn nhà này cất được mấy năm nhưng vẫn chưa có tiền làm cửa trước.
 
Dù quần quật làm lụng quanh năm nhưng gia đình vẫn thiếu trước hụt sau. Thu nhập của bà Két chủ yếu từ tiền làm thuê nhưng việc làm lại không thường xuyên, thu nhập chẳng đáng là bao. Tài sản duy nhất của gia đình Linh là bầy vịt khoảng 200 con mua được từ nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, đang được em và cha là ông Trần Văn Đức ngày đêm trông giữ.
 
Bà Két thở dài: “Sống ở giữa ruộng đồng bao la mà chẳng có cục đất chọi chim, làm sao thoát nghèo được. Nhà chúng tôi cất trên nền nhà của tuyến dân cư vượt lũ. Nền nhà được mua từ năm 1993 với giá 5 triệu đồng nhưng đến nay, nợ đã cao hơn vốn”.
 
 

img

Trần Tài Linh phải tiếp tục chăn vịt vì không đủ tiền học đại học
 
Linh là đứa con duy nhất trong gia đình này được học hết lớp 12. “Suốt mấy năm rồi, vợ chồng tôi phải vắt sức đi làm thuê để có tiền lo cho Linh học. Nhiều lúc túng ngặt quá, tôi định cho Linh nghỉ học để đi làm mướn như anh chị của nó nhưng thấy thằng nhỏ ham học và học cũng giỏi nên cố cho cháu học tiếp” - bà Két thổ lộ.
 
Vào mỗi dịp nghỉ hè, Linh đi chăn vịt mướn, mỗi tháng kiếm được 800.000 đồng để dành dụm mua sách vở, quần áo cho năm học sau.
 
Chúng tôi ra cánh đồng nơi Linh đang ngồi dưới tán cây trông bầy vịt. Linh hứng khởi kể về thành tích của những năm học phổ thông như từng đạt giải ba môn văn kỳ thi học sinh giỏi tỉnh An Giang, học sinh xuất sắc toàn trường năm 2006-2007.
 
“Em rất mê ngành du lịch và mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch. Vừa nhận được giấy báo trúng tuyển ngành Việt Nam học (chuyên ngành văn hóa du lịch – PV), em vui mừng khôn xiết. Song, khi đọc đến những dòng ghi chú cuối giấy báo, em biết mình không thể theo đuổi ước mơ” - giọng Linh từ sôi nổi chuyển sang trầm buồn.
 
Ông Lý Văn Đấu, cán bộ UBND - Trưởng Ban Mặt trận ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, cho biết cả ấp chỉ có 165 hộ. Trong đó, số hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 70%. “Vì vậy, chuyện Linh đậu ĐH là “kỳ tích” của địa phương” - ông Đấu khẳng định.
 
Chia tay gia đình Linh khi màn đêm buông trùm khắp cánh rừng Bảy Núi, bước chân chúng tôi nặng trĩu với ước mơ của cậu học trò nghèo vừa chớm mở đã vụt tắt.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo