xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gần dân, lãnh đạo sẽ được ủng hộ

Phạm Dương thực hiện

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận định như trên và cho rằng người lãnh đạo phải đủ sức đảm đương các nhiệm vụ cấp bách mà cuộc sống đang đặt ra

* Phóng viên: Thưa ông, bấm nút quyết định các chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước trong 3 nhiệm kỳ Quốc hội (QH) liên tiếp, ông thấy tình hình hiện nay đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi gì với lãnh đạo mới?

img

- Đại biểu Dương Trung Quốc: Nhiệm kỳ lãnh đạo bảo đảm tính dân chủ, kế thừa nhưng đồng thời phản ánh trực tiếp tới đời sống.
 
Chúng ta có nguyên lý lâu dài như xây dựng chủ nghĩa xã hội song công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn gắn chặt với đời sống. Có lúc vấn đề kinh tế trội lên, lúc khác là vấn đề an ninh - quốc phòng…
 
Vì thế, mỗi nhiệm kỳ của QH hay Chính phủ đều phải gắn chặt với nhiệm vụ đang diễn ra bên cạnh mục tiêu lâu dài.
 
Nếu lấy đó là tiêu chí để lựa chọn người lãnh đạo thì nên chọn những người đủ sức đảm đương các nhiệm vụ cấp bách mà cuộc sống đang đặt ra, đó là kinh tế và chủ quyền đất nước.

* Kinh tế đất nước, cuộc sống người dân đang gặp nhiều khó khăn, điều này đặt ra yêu cầu gì với lãnh đạo mới?
 
- Tôi nghĩ nếu đại biểu có điều kiện tiếp cận với thông tin thì có thể chia sẻ một phần khó khăn với Chính phủ vì có những khó khăn khách quan. Có những nước còn khó khăn hơn chúng ta, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần đặt mục tiêu phải cải thiện được tình hình khó khăn.
 
img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: MẠNH DUY
 
Nguồn lực và sáng kiến trong các nhà lãnh đạo, người dân còn rất phong phú, lãnh đạo mới phải huy động và phát huy được những điều này. Chúng ta cũng nên bình thường hóa việc sử dụng nhân sự để ai không hoàn thành nhiệm vụ đều có thể thay thế. Phải tin rằng đất nước luôn có rất nhiều người tài.

* Vực dậy kinh tế đang là vấn đề ưu tiên, ông nghĩ sao trước việc có nhiều người am hiểu về kinh tế được giới thiệu làm lãnh đạo ở QH?

- Tôi thấy sẽ rất tốt nếu QH có những người am hiểu về kinh tế chuyển từ Chính phủ sang vì sẽ giúp tăng hiệu quả, hiệu lực của việc giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần thấy một vấn đề là công tác bên cơ quan hành pháp khác với bên lập pháp.
 
Mối quan hệ bên hành pháp là cấp trên, cấp dưới, mệnh lệnh và chấp hành nên nếu công tác thời gian dài bên cơ quan hành pháp thì có thể tạo thành thói quen, tác phong. Khi ra QH, vấn đề lại khác vì đây là một tập thể có trên, có dưới nhưng làm việc theo sự phân công chứ không phải thủ trưởng.
 
Đó là điều mà những người công tác lâu năm ở cơ quan hành pháp nên chú ý khi chuyển công tác sang cơ quan lập pháp. Người lãnh đạo QH là người biết điều hòa ý kiến chứ không phải áp đặt.

* Về chủ quyền biển đảo, ông có suy nghĩ gì về lãnh đạo mới trong vấn đề này?

- Phẩm chất mạnh mẽ, cương quyết của lãnh đạo là cả một đường lối, trong đó có chiến lược, sách lược, nhu, cương…
 
Điều tôi mong muốn nhất là lãnh đạo phải làm sao để tập hợp người dân bằng công tác tuyên truyền, sự thuyết phục và đồng thuận. Là người làm sử, tôi biết ông cha ta luôn coi giữ hòa hiếu với Trung Quốc là điều sống còn cũng như việc bảo vệ chủ quyền. Đừng suy nghĩ thiên về một phía nào.
 
Muốn làm được điều đó thì phải giáo dục lâu dài. Việc gìn giữ, phát huy tinh thần kiên cường bảo vệ chủ quyền là hoàn toàn đúng đắn và là giá trị hết sức quan trọng nhưng cũng nên thấy tại sao đất nước ta tồn tại được bên cạnh Trung Quốc hàng ngàn năm? Sống cạnh nước lớn, chúng ta vẫn biết học hỏi, khai thác nguồn lực của họ nhưng không để mất chủ quyền. 
 
* Ông kỳ vọng gì  vào lãnh đạo mới của đất nước?

- Điều quan trọng là những người giữ các trọng trách nên gần dân, chia sẻ với dân. Được vậy, nhà lãnh đạo sẽ được nhân dân ủng hộ. Các chỉ số GDP, lạm phát… đều quan trọng song quan trọng không kém là niềm tin của người dân.
 
Vừa rồi, chúng ta ca ngợi tinh thần đoàn kết vượt khó khăn của người dân Nhật Bản nhưng nên nhớ khi Hà Nội bị bom B52 rải thảm thì chỉ trong một đêm, hàng chục vạn người dân đã đi sơ tán một cách rất trật tự, giao lại toàn bộ nhà cửa, tài sản cho dân quân, tự vệ trông coi… Có một nguyên lý mà chúng ta rất hay nhắc tới là “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Đối với tân Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, tôi luôn tin tưởng ông sẽ làm tốt nhất trọng trách của mình. Là người hiểu rất rõ Chính phủ cả về thuận lợi và khó khăn nên nếu làm đúng chức trách, Chủ tịch QH mới chắc chắn sẽ giám sát Chính phủ tốt và chặt chẽ hơn.
 
Phê phán thì dễ song để đóng góp giải quyết khó khăn và thúc đẩy phát triển mới khó. Sự chia sẻ, thông cảm là rất cần thiết trong cuộc sống nhưng phải có nguyên tắc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo