xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia tăng ngộ độc rượu

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Từ đầu năm đến nay, ngày nào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng tiếp nhận 2-3 trường hợp ngộ độc rượu

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện (BV) Bạch Mai, những ngày cận Tết, tình trạng ngộ độc rượu càng gia tăng.

Dễ tử vong

Điển hình là trường hợp ông L.V.T (37 tuổi; ngụ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đang điều trị tại Trung tâm Chống độc gần 1 tuần qua nhưng vẫn còn hôn mê, não bị tổn thương do ngộ độc rượu.

Bệnh nhân L.V.T (Bắc Giang) đang hôn mê do ngộ độc rượu
Bệnh nhân L.V.T (Bắc Giang) đang hôn mê do ngộ độc rượu

Theo người nhà ông T., ông nghiện rượu và ngày nào cũng say. Cuối tuần trước, ông uống rượu một mình cả ngày, đến sáng hôm sau thì gia đình phát hiện ông nằm mê man dưới đất nên đã đưa đến BV. “Dù được điều trị tích cực, bệnh nhân mới tạm qua cơn nguy kịch. Với tổn thương này, việc điều trị cho bệnh nhân còn phải kéo dài và chưa thể đánh giá mức độ hồi phục sau tổn thương não” - bác sĩ Nguyên tiên lượng.

Ngày 29-1, ông P.V.T (38 tuổi; ngụ huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được gia đình xin về sau một ngày nhập viện do uống rượu có chứa cồn công nghiệp methanol quá nặng. Khoảng 10 ngày qua, hôm nào ông T. cũng uống rượu. Sáng 28-1, gia đình phát hiện ông bất tỉnh, mất ý thức nên vội đưa đến BV. “Dù được lọc máu và điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện, gia đình quyết xin về” - bác sĩ Nguyên nói.

Trước đó, Trung tâm Chống độc cũng cấp cứu bệnh nhân N.V.L (71 tuổi, ở Hà Nội) bị ngộ độc rượu trong tình trạng hôn mê sâu, máu nhiễm độc. May mắn là sau nhiều ngày giải độc, lọc máu, bệnh nhân đã tỉnh nhưng vẫn bị tổn thương mắt.

Khó nhận biết

Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc cho biết phần lớn bệnh nhân bị ngộ độc rượu là do uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol. Đây vốn là hóa chất dùng vệ sinh công nghiệp, khi cho vào rượu có tác dụng làm tăng độ nên thường bị lợi dụng để làm rượu giả. “Sử dụng phải rượu chứa methanol thì rất nguy hiểm. Người uống sẽ bị hôn mê, tụt huyết áp, mù mắt, trụy mạch, chết người” - bác sĩ Nguyên cảnh báo.

Bác sĩ Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, lưu ý rất khó phân biệt say rượu và ngộ độc rượu pha cồn methanol do triệu chứng giống nhau. Sau khi uống rượu, nếu thấy chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, nôn và đau bụng kèm theo mắt mờ, rối loạn cảm nhận về màu sắc thì phải đến ngay cơ sở y tế.

“Độc tính của methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác. Vì vậy, khi uống thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu nhưng thực chất là bị ngộ độc. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong” - bác sĩ Phạm Duệ cảnh báo.

1 năm: 3,4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu

Theo bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong năm 2015, người Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỉ lít bia và 70 triệu lít rượu. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc rượu, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương 3/4 chai hoặc lon bia 330 ml (5%), 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%), 1 cốc bia tươi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo