xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải độc dioxin bằng công nghệ Việt

DƯƠNG NGỌC - BÍCH VÂN

Giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài trên diện tích đất lớn, phương pháp khử dioxin trong đất “made in Vietnam” được Mỹ rất quan tâm nhưng các nhà khoa học nước ta chưa công bố

Sau 27 tháng xử lý bằng phương pháp phân hủy sinh học (bioremediation), 3.384 m3 đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã loại bỏ được 99,48% độc chất này trong đất. Kết quả được 3 phòng thí nghiệm của Hà Lan, Đức và Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định. Đặc biệt, phương pháp này được nghiên cứu thành công bởi các nhà khoa học Việt Nam và có giá thành cực rẻ.

Công nghệ Mỹ: Giá cao, diện tích nhỏ

Vào tháng 8-2012, Bộ Quốc phòng chính thức khởi công dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Dự án này được Bộ Quốc phòng cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) hợp tác triển khai với tổng mức đầu tư lên đến 42 triệu USD. Trong đó, Mỹ tài trợ 34 triệu USD.

Khu vực gần sân bay Biên Hòa đã sạch dioxin nhờ phương pháp phân thủy sinh học Ảnh: XUÂN HOÀNG
Khu vực gần sân bay Biên Hòa đã sạch dioxin nhờ phương pháp phân thủy sinh học Ảnh: XUÂN HOÀNG

Dự án sẽ xử lý khoảng 73.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin. Đất và trầm tích nhiễm độc được đào lên và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt trong bể chứa và làm nóng ở 335 độ C. Sau khi qua 1.254 giếng truyền nhiệt, dioxin sẽ bị phân hủy thành carbon dioxit, nước và clorua.

Theo Bộ Quốc phòng, dùng công nghệ khử hấp thụ nhiệt hoàn toàn có thể giải quyết tồn đọng dioxin trong bùn đất và không ảnh hưởng đến con người. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

Công nghệ Việt: Giảm trên 90% giá thành

Tuy nhiên, theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), phương pháp phía Mỹ áp dụng chi phí rất tốn kém mà chỉ giải quyết được trong phạm vi diện tích đất không lớn tại sân bay Đà Nẵng.

Đặc biệt, với phương pháp khử hấp thụ nhiệt, Mỹ vẫn phải dùng đến biện pháp chôn lấp hoặc xử lý tiếp tục ở công đoạn sau. Trong khi đó, phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học của các nhà khoa học Việt Nam có thể triệt tiêu vĩnh viễn, hoàn toàn không còn hậu quả và khả năng cho phép có thể áp dụng trên phạm vi rộng.

Đặc biệt, với phương pháp pháp phân hủy sinh học do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, chi phí khi áp dụng công nghệ này chỉ bằng 5%-10% công nghệ Mỹ đang áp dụng mà lại có tác dụng lâu dài.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đất ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa đã được làm sạch với lượng dioxin còn lại dưới mức cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bộ KH-CN cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phương pháp này, trước mắt là ở sân bay và khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ cũng tại TP Biên Hòa.

Theo Bộ KH-CN, phương pháp này đang được phía Mỹ rất quan tâm và muốn có vì họ không chỉ phải giải quyết vấn đề dioxin ở Việt Nam mà ngay trên đất Mỹ. Tuy nhiên, phía Việt Nam chưa công bố công nghệ này do vẫn đang tiếp tục phải hoàn thiện, kiểm chứng trên thực tiễn. 

Phương pháp phân hủy sinh học do nhóm nghiên cứu của PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà và các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện và đã được Bộ KH-CN cấp bằng độc quyền sáng chế vào năm 2012.

 

 

Tẩy độc cho người: Chủ yếu thuốc ngoại

Ông Phạm Kiều Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Xông hơi, Giải độc và Phục hồi chức năng Đà Nẵng - cho biết phương pháp điều trị cho người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin là xông hơi và uống vitamin. Người bệnh phải uống khoảng 15-16 loại khoáng chất, vitamin như: C, D, E, kali… Trong số đó, khoảng 9-10 loại thuốc được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. “Chỉ một vài loại thuốc chính có giá thành khá đắt còn lại thì giá tương đối” - ông Hạnh nói.

Mỗi tháng, trung tâm điều trị cho 30 ca tại 2 lò xông, mỗi lò có chức năng điều trị cho 15 người. Mỗi ca điều trị sẽ thực hiện trong vòng 1 tháng. Dự kiến mỗi năm trung tâm này sẽ điều trị cho 300 người.

Theo ông Hạnh, trung tâm đang có kế hoạch điều trị miễn phí cho đối tượng là trẻ em da cam của TP Đà Nẵng. Dự kiến, mỗi ca điều trị mất khoảng 7-8 triệu đồng.B.Vân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo