xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải pháp cho Sông Tranh 2: Tiếp tục chờ!

NGUYỄN QUYẾT - VĂN DUẨN

Dù hàng chục ngàn người dân sống quanh thủy điện Sông Tranh 2 đang hoang mang bởi động đất nhưng các nhà khoa học xem ra vẫn mù mờ về cách xử lý

img

Người dân huyện Bắc Trà My - Quảng Nam đi lấy nước cũng dắt con theo vì sợ động đất. Ảnh: HOÀNG DŨNG

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho rằng động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có một số điều đặc biệt, những quy luật động đất kích thích của thế giới cũng không áp dụng được nên cần tiếp tục quan sát, xem xét xu thế động đất tiếp diễn như thế nào.

Tiếp tục theo dõi

Theo TS Lê Huy Minh, hiện vẫn chưa biết được độ cực đại của động đất ở thủy điện Sông Tranh 2. Trước đó, Viện Vật lý địa cầu đã nhận định động đất ở đây không vượt quá 5,5 độ Richter. Trong khi đó, thời gian qua, khu vực này vẫn xảy ra động đất với tần suất lớn và liên tục.
Thời điểm xảy ra động đất mạnh 4,6 độ Richter, nhiều nhà khoa học khẳng định đây là mức cực đại nhưng sau đó nó đã xảy ra với cường độ mạnh hơn là 4,7 độ Richter. “Hiện nay, vẫn chưa biết được chính xác độ cực đại của động đất kích thích ở khu vực này nên cần tiếp tục quan sát, xem xét để rút ra quy luật” - ông Minh nói.
Đánh giá về nguy cơ các trận động đất ngày càng lớn như trong thời gian qua, PGS-TS Cao Đình Triều, chuyên gia nghiên cứu về động đất (Viện Vật lý địa cầu), cho biết các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa của thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt 5,5 - 6,0 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10-15 km.
“Động đất kích thích bao giờ cũng yếu hơn động đất tự nhiên nên độ cực đại của động đất ở khu vực này có thể chỉ ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5,5” - ông Triều nhận định. Tuy nhiên, theo ông, vẫn cần theo dõi, giám sát hoạt động động đất, cố gắng tìm ra quy luật hoạt động của nó và dự báo liệu có thể xuất hiện động đất mạnh hơn nữa hay không.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường, thừa nhận hiện nay, việc nghiên cứu và đánh giá về nguy cơ của thủy điện Sông Tranh 2 vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng. “Chúng tôi đang hoàn thiện báo cáo để gửi các bộ, ngành và cơ quan liên quan, trong đó đề xuất các giải pháp cho vấn đề của thủy điện Sông Tranh 2” - ông Túc nói.

Cần cảnh báo ở mức nguy hiểm

Về mức độ ảnh hưởng tới khu vực dân cư, PGS-TS Cao Đình Triều khẳng định nếu công trình nằm càng gần chấn tâm động đất thì càng bị phá hủy nặng nề hơn. Động đất thời gian qua đã làm nhà dân nứt nẻ, sụt lún, nếu động đất đạt mức 5,5 độ Richter thì sẽ rất nguy hại đến công trình dân sinh.
Đối với việc tích nước của hồ thủy điện Sông Tranh 2, ông Triều cho rằng tích nước nhiều hay không chưa phải là việc quan trọng nhất vì động đất kích thích liên thông với đới đứt gãy do kiến tạo tự nhiên.
Áp lực nước không phải là vấn đề mấu chốt dẫn tới các trận động đất trong thời gian qua. “Ngay cả chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 cũng bất ngờ vì trước khi xây dựng rất lâu, ở đây rất ít xảy ra động đất. Một chu kỳ hoạt động của động đất rất dài nên không thể dự báo trước được” - ông Triều phân tích.
Đánh giá về các phương án mà một số nhà khoa học đưa ra để giải quyết sự cố thủy điện Sông Tranh 2, trong đó có khoan thân đập, PGS-TS Cao Đình Triều nhận định: “Đây là cách làm khó, cần nghiên cứu về công nghệ khoan, đánh giá tác động..., nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường”.
Theo ông, đã đến lúc đưa ra cảnh báo ở mức nguy hiểm và có các kịch bản để ứng phó một cách kịp thời trong tình huống xấu nhất. Bênh cạnh đó, cần xây dựng hệ thống theo dõi và cảnh báo đến cấp hành chính thấp nhất ở khu vực có nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Giúp người dân làm nhà chịu được động đất

Tại UBND huyện Bắc Trà My - Quảng Nam chiều 21-11, đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện để thống kê số nhà bị thiệt hại trong những trận động đất vừa qua nhằm có kế hoạch hỗ trợ.

Theo báo cáo của ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tính đến ngày 22-10, động đất đã làm 856 nhà ở của người dân và 8 công trình công cộng bị rạn nứt. Riêng trận động đất 4,7 độ Richter xảy ra ngày 15-11, huyện chưa thống kê được. Trong số hộ dân có nhà bị nứt, đa số là hộ nghèo.

TS Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trưởng đoàn công tác, khẳng định đoàn sẽ phối hợp với địa phương hướng dẫn việc sửa chữa các công trình bị hư hỏng do động đất theo hướng có khả năng kháng chấn trong vùng chịu tác động của động đất. Theo đó sẽ sửa chữa nhà cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng chịu được động đất khoảng 5 độ Richter.
Th.Phương
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo