xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải pháp thoát ngập cho TP.HCM: Xây đập ngăn triều, đào hồ điều tiết

Theo LÊ ANH ĐỦ (Tuổi Trẻ)

Giải pháp nào để thoát nước và chống ngập trên địa bàn TP.HCM? Kỹ sư Vũ Hải - ủy viên ban chấp hành Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nước và môi trường TP.HCM - nói:

- Một trong những vấn đề ưu tiên là cần xây dựng ngay một số đập và cống ngăn triều tại các cửa kênh rạch để cô lập triều, chống ngập do triều và biến kênh rạch thành hồ chứa điều hòa nước mưa chống ngập do mưa.

. Kỹ sư có thể cho biết những lợi ích cụ thể mà giải pháp này mang lại?

- Lợi ích của giải pháp này là: không còn cảnh một tháng vài ba lần nước triều theo cống tràn lên đường vào nhà dân; điều hòa nước mưa trong kênh và cống, tăng hiệu quả chống úng ngập (có thể chứa từ 50% - 100% tổng lượng nước mưa của lưu vực tùy theo từng kênh) bằng thao tác đóng mở cửa cống đảm bảo chiều cao chứa nước trong kênh từ 1m – 2 m; bảo đảm cảnh quan và vệ sinh môi trường cho kênh rạch (luôn giữ mức nước trên kênh rạch tối thiểu từ 1 m - 1,5 m, và thau rửa nước kênh rạch trong mùa khô).

. Vậy theo kỹ sư, nên xây đập ở những kênh rạch nào?

- Giải pháp tôi vừa nêu thực hiện trên các kênh rạch sau: kênh Tân Hóa - Lò Gốm; kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (do không xây đập Thị Nghè nên hiện nay phải xây dựng hai cống ngăn triều tại Cầu Bông và Văn Thánh với tổng kinh phí còn lớn hơn mà hiệu quả phục vụ thấp hơn); kênh Tham Lương - Bến Cát ở cả hai đầu; kênh Hàng Bàng, rạch Thầy Tiêu (quận 7) và những kênh rạch khác có điều kiện tương tự.

. Kỹ sư khẳng định đây là một giải pháp hữu hiệu?

- Theo tôi, đây là một trong những giải pháp rất quan trọng, hiệu quả để chống ngập do triều, do mưa, cần được quan tâm đúng mức và cần được thực hiện ngay. Kinh phí không lớn, khoảng 308 tỉ đồng nhưng có thể chống ngập có hiệu quả cho một lưu vực tới 88,5 km2, tức là 63% tổng diện tích của nội thành cũ.

Tuy nhiên cũng cần tăng diện tích và dung tích chứa nước mưa tại các hồ của thành phố. Bài học hồ Kỳ Hòa đã chỉ rõ: giải pháp hồ điều hòa nước mưa rất có hiệu quả. Cho nên, TP phải nhanh chóng nạo vét các hồ sẵn có để tăng dung tích chứa nước mưa như hồ Văn Thánh, Đầm Sen, Ba Bò, Ông Búp... Trong qui hoạch phải dành đất xây dựng các hồ điều hòa nước mưa tại các vùng trũng thấp; kết hợp đào hồ chứa nước lấy đất san nền. Nếu tỉ lệ hồ từ 10%-20% diện tích sử dụng đất là quá tốt.

. Nhưng thực tế là mỗi khi mưa lớn thì hệ thống cống “ngủ quên”, tức không cho nước thoát?

- Lâu nay ngành thoát nước làm theo qui trình ngược: thay vì phải nạo kênh vét rạch cho thông thoáng trước thì lại đầu tư làm đường cống, lấp rạch tự nhiên đặt cống bêtông, nước mưa không có lối thoát nên tràn ngập đường sá, vô nhà người dân. Rồi vấn đề tuyên truyền, xử phạt để người dân không vứt rác ra đường, đổ rác xuống sông đáng lẽ phải ưu tiên giải quyết thì lại rất chậm.

Vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua đã yêu cầu Sở Giao thông công chính TP tiếp thu ngay các ý kiến của kỹ sư Vũ Hải để triển khai vào các dự án cụ thể.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo