xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giám sát còn “cưỡi ngựa xem hoa”

Phương Nhung

Hoạt động giám sát phải có trọng tâm, phù hợp với thực tiễn và chủ thể giám sát phải chịu trách nhiệm về kết luận giám sát

Trong phiên thảo luận chiều 21-10 về một số nội dung của dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) và HĐND, các đại biểu (ĐB) thẳng thắn chỉ ra hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế do quy định không chặt dẫn đến người có trách nhiệm làm rất qua loa.

Chưa đáp ứng thực tiễn

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

“Một số cuộc giám sát chuyên đề của QH, HĐND vẫn còn tình trạng cưỡi ngựa xem hoa, chưa đi sâu đi sát, chưa đánh giá đúng tình trạng. Nghị quyết quyết định thành lập đoàn giám sát có đầy đủ thành phần nhưng khi đến làm việc tại địa phương chỉ có vài ĐB, thời gian làm việc rất hạn chế và kết quả cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những vấn đề địa phương, đơn vị kiến nghị. Do đó, luật cần quy định chặt chẽ các vấn đề nêu trên để khắc phục hạn chế” - ông Nghĩa góp ý.

 


Theo ĐB Đỗ Văn Đương, lâu nay kết quả hoạt động giám sát chuyên đề là nghe ngóng giám sát chứ chưa đi vào bên trong của hoạt động Ảnh: PHƯƠNG NHUNG

Theo ĐB Đỗ Văn Đương, lâu nay kết quả hoạt động giám sát chuyên đề là nghe ngóng giám sát chứ chưa đi vào bên trong của hoạt động Ảnh: PHƯƠNG NHUNG

 

Theo ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai), hoạt động giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với những bức xúc từ thực tiễn thực thi chính sách pháp luật đang đặt ra. Theo đó, cần bổ sung quy định thực hiện việc khảo sát, giám sát thực tế bên cạnh việc tiếp cận với báo cáo của các chủ thể chịu giám sát. Nghĩa là phải gắn giữa nghe và nhìn để khắc phục tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng trong luật cần quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của người giám sát và đơn vị bị giám sát, tránh tình trạng giám sát xong thì “chào các bác, em về”! “Người dân mong muốn ngoài giám sát chung chung thì phải nghe đối tượng cụ thể. Giám sát làm sao để tình trạng cấp dê cho người nghèo nhưng dê lạc vào nhà bí thư mà không biết thì cũng gay. Giám sát cho người nghèo mà lại chẳng hỏi ý kiến họ thì không được” - ông Thuyền nêu quan điểm.

Gay gắt hơn, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) nói “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, trong khi lâu nay, kết quả hoạt động giám sát chuyên đề là nghe ngóng giám sát chứ chưa đi vào bên trong của hoạt động. Do đó, cần phải bổ sung một số phương thức để thực hiện cho tốt, như: yêu cầu nghiên cứu hồ sơ tài liệu, trực tiếp gặp và hỏi các đối tượng liên quan, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải tự thanh tra, kiểm tra và thông báo lại cho đoàn giám sát…

Cấp trưởng phải trả lời

Ông Nghĩa chỉ ra một thực tế là trong các kỳ họp của QH, HĐND, nhiều ý kiến chất vấn Thủ tướng, chủ tịch UBND nhưng người trả lời chất vấn thường là phó thủ tướng, phó chủ tịch UBND.

“Pháp luật hiện hành không bắt buộc chức danh bị chất vấn phải trực tiếp trả lời, cũng không cấm việc ủy quyền trả lời chất vấn, dự thảo luật mới cũng không điều chỉnh vấn đề này. Do đó, đề nghị cần quy định rõ theo hướng các chức danh bị chất vấn không được ủy quyền cho cấp dưới trả lời. ĐB là người đại diện cho cử tri mà cử tri thì luôn mong muốn chất vấn chức danh nào thì chính chức danh đó trả lời nhằm tìm ra được giải pháp tối ưu” - ông Nghĩa nêu ý kiến.

Đồng tình, ông Thuyền cho rằng các chủ thể khi được chất vấn nếu vắng mặt vì những lý do như đau ốm, đi nước ngoài… thì mới được ủy quyền. “Tôi dự họp ở HĐND thì thấy giám đốc sở ngồi đó nhưng phó giám đốc lại lên trả lời. Rất vô lý” -  ông Thuyền thẳng thắn.

Đặt vấn đề ngược lại về trách nhiệm của chủ thể giám sát, ông Đương cho rằng cần bổ sung nội dung chủ thể giám sát phải chịu trách nhiệm về kết luận giám sát. Kết luận giám sát phải cụ thể, khách quan, trung thực, đúng với hoạt động vi phạm pháp luật của chủ thể bị giám sát. Từ đó, phải đưa ra kiến nghị rõ ràng, có thời hạn cụ thể và phải có tính khả thi.

Theo ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), dự thảo có quy định khá cụ thể trách nhiệm cá nhân, đơn vị chịu sự giám sát và quyền hạn trách nhiệm của chủ thể giám sát nhưng cảm giác chung vẫn là chưa đủ mạnh để kiến nghị sau giám sát được tuân thủ nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, tạo chuyển biến.

Ông Vở kiến nghị thể chế hóa bằng luật một cách nhất quán trong ban hành nghị quyết sau giám sát. Theo đó, không nên quy định là “có thể” hoặc “khi xét thấy cần thiết” để ban hành nghị quyết sau giám sát. Điều này mang tính chất tùy nghi, khó tổ chức thực hiện.

 

Đề xuất bổ sung quy định thuế chống bán phá giá

Sáng cùng ngày, báo cáo trước QH về dự án Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết từ sau năm 2018, mức thuế suất thuế nhập khẩu cơ bản được xóa bỏ theo các cam kết. Do đó, cần thiết phải sửa đổi luật theo hướng bổ sung quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án luật nói trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng Chính phủ cần đánh giá một cách tổng thể các chính sách thuế tác động đến sản xuất kinh doanh trong nước và các giải pháp về quản lý thuế nhằm tăng thu, bù đắp số hụt thu ngân sách nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo