xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian lận đấu thầu ngày càng nghiêm trọng, làm sao hạn chế?

XÂY DỰNG.- Hàng loạt các cuộc thanh tra về xây dựng cơ bản trong năm do Thanh tra Nhà nước và nhiều bộ, ngành, địa phương tiến hành cho thấy tình trạng gian lận, vi phạm các quy định về đấu thầu ngày càng nghiêm trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ những sửa đổi một số quy định về đấu thầu nhưng với tình trạng nhiều đơn vị xây dựng, các cơ quan quản lý luôn cố tình vi phạm các quy định về đấu thầu, việc sửa đổi sẽ khó hạn chế được thực trạng này...

Trong báo cáo gần đây trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổng hợp từ các cuộc thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình xây dựng cơ bản trên phạm vi cả nước do Thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành, địa phương thực hiện, đã nổi lên nhiều điểm đáng báo động về công tác đấu thầu.

Đủ kiểu vi phạm...

Theo Thanh tra Nhà nước, có một tình trạng phổ biến là các đơn vị tham gia đấu thầu bỏ thầu với giá rất thấp để được trúng thầu, sau đó lại xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư; nhiều dự án đấu thầu không đủ đơn vị tham gia đấu thầu... Hiện tượng thông thầu được phát hiện rất nhiều. Ví dụ, tại Công ty May Việt Tiến, cơ quan chức năng đã phát hiện các đơn vị thi công làm hồ sơ dự thầu cho nhau. Có nhiều dự án, sau khi trúng thầu, đơn vị tham gia thầu đã nhượng thầu cho đơn vị khác thực hiện (ví dụ như tại Lai Châu, Công ty 136 trúng thầu gói thầu số 2 dự án nâng cấp Quốc lộ 279 đã bán thầu cho đơn vị khác thu 181,69 triệu đồng). Tại Ninh Thuận, trong năm 2002, qua kiểm tra, cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã phát hiện 10/28 công trình giao thông nông thôn có hiện tượng thông thầu...

Một tình trạng đáng lo ngại khác là ở nhiều dự án, công trình, do việc đấu thầu thiếu nghiêm túc, đã dẫn đến tình trạng các nhà thầu yếu kém về năng lực tài chính, công nghệ... lại trúng thầu. Tại gói thầu “cung cấp, hướng dẫn lắp đặt và chuyển giao công nghệ dây chuyền thiết bị chính” của dự án đầu tư dây chuyền sản xuất vải DENIM của Công ty Dệt May Hà Nội, theo một đoàn Thanh tra Nhà nước, nhà thầu nước ngoài “không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu” nhưng vẫn được xem xét khi chấm thầu. Việc xét thầu không đúng tại dự án này đã làm tăng giá so với giá được duyệt lên tới 248.890 USD.

Tình trạng chỉ định thầu không đúng, gây thiệt hại lớn cho ngân sách vẫn tiếp diễn ở nhiều dự án. Tại công trình “Nâng cấp hệ thống thủy nông Đa Độ, Hải Phòng” (tổng vốn đầu tư khoảng 43 tỉ đồng), trong năm 2002, cơ quan chức năng đã làm rõ việc Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phạm Hồng Giang chỉ định thầu (sai quy định) cho một đơn vị với giá trị các hợp đồng hơn 3,64 tỉ đồng. Đến khi các gói thầu phải bổ sung vốn hơn 4 tỉ đồng nhưng Bộ NN&PTNT vẫn không tổ chức đấu thầu; Thứ trưởng Phạm Hồng Giang vẫn tiếp tục chỉ định thầu dưới hình thức “bổ sung” vào các gói thầu. Công ty được chỉ định thầu sau đó đã lộ ra những yếu kém về năng lực, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả dự án.

Khoảng cách giữa báo cáo và thực tế

Theo Văn phòng Xét thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp từ 81 gói thầu với tổng trị giá các trúng thầu là 943 triệu USD do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong 11 tháng đầu năm 2002, giá trị tiết kiệm thông qua đấu thầu là 144,3 triệu USD, chiếm 13,3% so với giá gói thầu (1.087,3 triệu USD). Văn phòng này cũng cho rằng, trong năm 2002, hiệu quả thực hiện Quy chế Đấu thầu đã khiến chất lượng và tiến độ thực hiện công trình được cải thiện đáng kể, quản lý Nhà nước được tăng cường... Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế, nhận xét trên hãy còn rất phiến diện và nó không khác gì những nhận xét mà chính văn phòng này đưa ra... trong các năm trước.

Thiếu quy định về chế tài xử lý vi phạm

Chánh Văn phòng Xét thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Việt Hùng, trong một lần phát biểu về công tác đấu thầu năm 2002, cũng nêu nhiều tồn tại trong công tác đấu thầu, bao gồm sự hiểu biết về đấu thầu hiện nay “còn hạn chế”, trách nhiệm thực hiện quy chế đấu thầu chưa cao... Nhưng, ông Hùng không nêu rõ các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, những nhận xét của Văn phòng Xét thầu về những “tồn tại” thuộc hệ thống văn bản pháp lý hiện có về đấu thầu rất đáng chú ý. Theo ông Hùng, hiện nay, thủ tục đấu thầu còn phức tạp dẫn đến kéo dài thời gian đấu thầu. Hiện chưa có hệ thống thông tin về đấu thầu nên các nhà thầu thiếu thông tin để tham gia dự thầu; các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không có đủ thông tin, ảnh hưởng đến công tác quản lý. Cũng theo ông Hùng, Quy chế Đấu thầu hiện hành chưa có những quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm; chất lượng công tác chuẩn bị đấu thầu còn kém; thiếu đội ngũ chuyên gia có năng lực, việc kiểm tra, giám sát chưa kịp thời...

Chỉ điều chỉnh luật không thôi thì chưa đủ

Thanh tra Nhà nước cũng nhận xét: “Quy chế Đấu thầu hiện nay vẫn còn nhiều sơ hở, còn thiếu chế tài nhằm đưa trật tự xây dựng cơ bản vào nề nếp”.

Trong tháng 12-2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo (lần cuối) nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu. Nghị định này có một số quy định rất mới, như rút ngắn thời gian đấu thầu (bỏ bớt các khâu xem xét phê duyệt, giao cho chủ dự án quyết định toàn bộ các khâu của quá trình đấu thầu); đưa ra thêm phương pháp đánh giá hồ sơ mời thầu; đưa thêm nhiều quy định để khắc phục tệ trạng “đấu thầu hình thức”... Đặc biệt, lần đầu tiên đưa vào dự thảo nghị định về xử phạt nhà thầu; các quy định chặt chẽ hơn về chất lượng hồ sơ mời thầu, về việc điều chỉnh hợp đồng, thanh tra và xử lý vi phạm về đấu thầu... Điều này tạo cảm giác rằng công tác đấu thầu trong thời gian tới sẽ được chấn chỉnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng cố tình vi phạm các quy định về đấu thầu vẫn còn tiếp tục và mức xử lý vi phạm vẫn còn quá nhẹ như sau các đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua thì cho dù Quy chế Đấu thầu (sửa đổi lần thứ 3) này có được hoàn thiện, cố gắng của các nhà làm luật cũng không đủ sức nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

Quang Dũng


Khi thứ trưởng không tôn trọng Quy chế Đấu thầu

Hơn 1 tỉ đồng phải xuất toán, thu hồi do nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư công trình thủy nông Đa Độ - Hải Phòng

Hệ thống thủy nông Đa Độ - Hải Phòng là một công trình quan trọng trong dự án “Khôi phục và phát triển thủy lợi đồng bằng sông Hồng”. Với vốn đầu tư lên tới trên 43 tỉ đồng, công trình sẽ tưới tiêu hàng chục ngàn ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho 600.000 dân TP Hải Phòng và 135.000 dân trong vùng Đa Độ... Tuy nhiên, trong việc đầu tư, thi công thực hiện dự án, đã xảy ra không ít sai phạm có phần trách nhiệm không nhỏ của lãnh đạo Bộ NN&PTNT mà trực tiếp là của Thứ trưởng Phạm Hồng Giang. Cơ quan chức năng qua việc kiểm tra công trình, đã yêu cầu xuất toán và thu hồi trên 1 tỉ đồng sai phạm...

Hệ thống thủy nông Đa Độ - Hải Phòng là dự án thuộc nhóm B do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định đầu tư. Nhiều hạng mục lớn của dự án lẽ ra phải được nghiêm túc thực hiện theo Quy chế Đấu thầu hiện hành nhưng ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, lãnh đạo của Bộ NN&PTNT đã tùy tiện thực hiện chỉ định thầu. Thứ trưởng Phạm Hồng Giang đã chỉ định Công ty Tư vấn Thiết kế xây dựng thủy lợi Hải Phòng thực hiện việc khảo sát, thiết kế cho dự án với tổng giá trị các hợp đồng hơn 3,64 tỉ đồng. Điều đáng nói là Công ty Tư vấn Thiết kế xây dựng thủy lợi Hải Phòng không có chức năng thiết kế cầu nhưng lại được cho phép thiết kế cầu Đối, một hạng mục quan trọng trong dự án. Công ty không đưa ra được các biện pháp thi công nên hạng mục này sau đó phải thiết kế lại. Ở một số hạng mục do đơn vị này thiết kế, khi thi công đã xảy ra sạt lở nhiều lần, ở nhiều vị trí; thiết kế tính thiếu nhiều vật liệu, thiết bị ở các hạng mục.

Một số hạng mục khác (gói thầu số 2 và số 4) phải bổ sung vốn trên 4 tỉ đồng nhưng Bộ NN&PTNT vẫn không tổ chức đấu thầu. Thứ trưởng Phạm Hồng Giang vẫn tiếp tục chỉ định thầu dưới hình thức “bổ sung” vào gói thầu. Việc thiết kế bổ sung sau đó cũng không được cơ quan chức năng thẩm định, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi công.

Dự án được chia làm 6 gói thầu nhưng trong quá trình thi công, hầu như gói thầu nào cũng có sai phạm, cả về phía đơn vị thi công lẫn cơ quan trực tiếp quản lý vốn. Đáng nói nhất là ở việc bổ sung vào gói thầu số 2, tại hạng mục đắp bờ Đa Độ và nắn tuyến sông trị giá 4,11 tỉ đồng, đã có hơn 707 triệu đồng bị thanh toán sai so với thực tế thi công. Tại lô thầu số 4, chỉ có 28.128 m3 được thực hiện bằng máy nhưng bên A và bên B thống nhất với nhau là “lao động thủ công” để nâng số tiền phải chi vượt chi phí thực tế thi công gần 257,7 triệu đồng. Tại các lô thầu khác, các sai phạm được phát hiện cũng chủ yếu là thanh toán vượt quá giá trị thực tế thi công; tuy nhiên có hạng mục, đơn vị thi công đã đưa thiếu không ít vật tư (sắt thép, xi măng) vào, không đúng như thiết kế.

Cơ quan chức năng đã yêu cầu lãnh đạo Bộ NN&PTNT tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cán bộ thuộc bộ này trong việc chỉ định thầu sai Quy chế Đấu thầu hiện hành. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phạm Hồng Giang được xác định phải chịu trách nhiệm trước tiên về các sai phạm trên.

Q.D

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo