xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan ngầm hóa lưới điện

QUÝ LÂM

Trung bình một tuyến đường tại TPHCM cần hơn 100 tỉ đồng để dời các loại đường dây điện từ trên không xuống dưới lòng đất. Từ nay đến năm 2015, ngành điện phải bỏ ra hơn 1.200 tỉ đồng/năm cho công tác này

Tốc độ phát triển nhanh của hạ tầng ngành điện, viễn thông trong nhiều năm qua đã khiến hàng đống dây điện các loại giăng chằng chịt trên khoảng không mọi ngả đường, có khi một trụ điện phải “cõng” hàng trăm dây. TPHCM đã đề ra kế hoạch 10 năm để “dọn rác” trên không, mang lại bộ mặt văn minh cho đô thị.

Âm thầm đào đường hầm

22 giờ, khi đường phố đã thưa thớt xe cộ, các cán bộ kỹ thuật, công nhân thi công dự án ngầm hóa lưới điện mới ra quân. Lề đường, lòng đường được đào lên từ giữa khuya và kết thúc vào lúc 4 giờ. Đến 6 giờ, họ phải tái lập nguyên trạng, vệ sinh sạch sẽ để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Một nhóm công nhân đang thi công trên đường Đinh Tiên Hoàng cho biết trung bình mỗi đêm, toàn đội chỉ đào được khoảng 30-40 m đường. Tuy nhiên, nếu gặp phải sự cố do đụng phải công trình ngầm khác, tiến độ sẽ chậm hơn. Đất đào lên phải dùng xe tải vận chuyển đi đổ ngay, sau đó tiến hành đặt ống, lắp đặt tấm đan, đổ bê tông cốt thép, trải băng báo hiệu có cáp ngầm...; riêng miệng hầm được đúc sẵn tại xưởng, đưa ra đậy sau khi thi công xong phần hầm.
img
Công nhân lắp đặt lưới điện dưới lòng đất. Ảnh: EVNHCM

Theo ông Đặng Ngọc Quốc Bảo, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện lực TPHCM, rất nhiều tuyến đường có diện tích hẹp, nhiều đoạn lề đường bị lấn chiếm còn lại diện tích rất nhỏ hoặc mất hẳn, gây khó khăn cho thi công. Lề đường cũng là nơi bố trí nhiều nhất các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, điện, chiếu sáng, thông tin, cây xanh, nhà chờ xe buýt...; công nhân thi công phải làm sao để tránh ảnh hưởng đến tài sản và hoạt động của ngành khác. Trong khi đó, tại mỗi công trình, Sở GTVT chỉ cấp phép đào 250 m/lần; nếu không kịp thì được gia hạn 2 lần, tối đa 10 ngày/lần.

Khối lượng công việc khổng lồ

Để đổi lại khoảng không thông thoáng cho các khu vực đã hoàn công như UBND TP, chợ Bến Thành, Hội trường TP, đường Trần Hưng Đạo, Tổng Công ty Điện lực TP (EVNHCM) phải mất 3 năm, đầu tư hết 105 tỉ đồng. Tổng chiều dài của các công trình này chỉ mới đạt khoảng 60 km đường dây, trong khi toàn TPHCM có tới 3.300 tuyến đường dài hơn 3.000 m; cùng với đó là hơn 13.000 km đường dây trung, hạ thế và cáp viễn thông các loại đang “bủa vây” khoảng không.

EVNHCM cho biết giai đoạn 2011-2015 sẽ có 400 km lưới trung thế và 500 km lưới hạ thế được đặt ngầm xuống đất, với tổng mức chi phí hơn 6.255 tỉ đồng. Hiện trong số 14 dự án ngầm hóa đã khởi công, chỉ mới có 2 dự án đang trong giai đoạn hoàn tất. Trong 3 tháng cuối năm 2012, sẽ có thêm 4 dự án được chính thức triển khai. Theo ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng - EVNHCM, việc thi công gặp nhiều khó khăn do phải phối hợp với nhiều đơn vị liên quan khác.

Việc ngầm hóa giai đoạn đầu ưu tiên khu vực trung tâm, các tuyến đường lớn và danh lam thắng cảnh. Từ năm 2016-2020, việc ngầm hóa sẽ cơ bản hoàn tất tại khu vực nội thành còn lại tại quận 1, quận 3 và vùng lân cận như Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, quận 2, 4, 5, 6, 10, 11 và các đô thị mới. Nhìn vào tiến độ hiện nay, có thể thấy đây là một khối lượng công việc khổng lồ trong một chặng đường không dài.

Để giảm bớt khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư, Thành ủy TPHCM đã chấp thuận chủ trương tham gia chương trình kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các công trình dự án ngầm hóa. Ngày 27-9, UBND TP quyết định hỗ trợ 50% lãi suất đối với 19 dự án đang thực hiện. Nhu cầu vốn vay của EVNHCM trong giai đoạn 2012-2015 lên đến 2.181 tỉ đồng và cơ quan này đang làm việc với Ngân hàng Công Thương Việt Nam để xúc tiến các thủ tục liên quan.

Viễn thông cần đồng bộ với điện lực

Liên quan vấn đề “dọn rác” trên không, EVNHCM đã nhiều lần kiến nghị các đơn vị kinh doanh viễn thông phối hợp, hỗ trợ, giúp việc ngầm hóa được nhanh chóng, triệt để. Theo ông Nguyễn Anh Vũ, việc chuyển đổi giữa ngầm và nổi đối với hệ thống dây viễn thông đơn giản hơn nhiều so với điện. Do đó, EVNHCM kiến nghị khi ngành điện triển khai ngầm hóa lưới điện thì các đơn vị viễn thông cũng phải thuê hào để ngầm xuống luôn. Khi đó, hệ thống cột điện sẽ bị xóa bỏ và không còn chỗ để dây viễn thông “leo” nữa.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo