xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục cần được tưới tắm

Cao Tuấn

Danh sách các vụ tai tiếng của người Việt Nam ở nước ngoài lại dài thêm: Một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản. Báo chí Nhật Bản cho biết vụ việc được phát hiện ngày 26-2.

Buồn chắc hẳn là cảm xúc chung của nhiều người Việt khi đọc thông tin này. Nhưng đáng buồn hơn là tình trạng gây tai tiếng như vậy đã không được cải thiện trong một thời gian dài khi đất nước đã có những bước phát triển mới và đang trong quỹ đạo hội nhập với thế giới. Và không chỉ có tệ ăn cắp tăng nhanh, đi lậu vé và thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp cũng là những nét “nổi bật” phổ biến của một số người Việt đang làm việc và học tập tại nước này.

Không chỉ tại Nhật, những người Việt (cá biệt?) đã thu hút những ánh nhìn méo mó, thiếu thiện cảm về Việt Nam từ các nước khác bởi thói quen ăn to nói lớn, khoe mẽ bề ngoài và gian lận.

Cách đây không lâu, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến dư luận trong và ngoài nước nổi sóng. Có thể nhận rõ từ bức ảnh đó dòng chữ Việt được viết trên tấm bảng để  lưu ý những vị khách đến từ Việt Nam: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ bị phạt từ 200 đến 500 baht. Xin cảm ơn!”. Hay tại một nhà hàng ở Singapore, tấm biển ghi duy nhất bằng tiếng Việt “Lấy vừa đủ ăn” cũng gây xôn xao và làm nhói đau không kém…

Người Việt ra nước ngoài cũng gây kinh sợ bởi những vụ buôn lậu chó ở Thái Lan hay buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi. Mới đây, trong một thông điệp bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được truyền đi từ hội nghị về buôn bán trái phép động vật hoang dã diễn ra ở London - Anh Quốc, Thái tử Charles và Hoàng tử William đã kêu gọi “Hãy đoàn kết vì động vật hoang dã”. Có lẽ ai trong chúng ta cũng hiểu vì sao tiếng Việt được dùng để chuyển tải thông điệp quan trọng nói trên.

Văn hóa du lịch của người Việt ở nước ngoài cũng bộc lộ khác thường. Với du khách nước ngoài, trước khi đến vùng đất nào, họ thường tìm hiểu rất kỹ không chỉ về luật pháp, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán mà cả phương tiện giao thông, điều kiện ăn ở, giá cả sinh hoạt… để có thể dành thời gian thích đáng cho việc khám phá, tìm hiểu những gì chưa biết, thật sự tận hưởng các giá trị của chuyến đi. Trong khi đó, phần lớn du khách Việt chỉ quan niệm đơn giản du lịch là đi chơi, để tiêu xài, để xem xứ người ăn chơi thế nào và để tỏ ra mình sành điệu. Vậy nên, thay vì lắng nghe những điều hay ý lạ từ hướng dẫn viên du lịch để góp nhặt kiến thức, không ít du khách Việt thường dành nhiều thời gian đùa giỡn, chụp ảnh… không đúng nơi, đúng lúc, gây phiền hà cho người khác.

Đạo đức xã hội và văn hóa xuống cấp, đó là một thực tế. Nhưng vì sao như vậy? Phải chăng chúng ta đang lẫn lộn giữa học hành (trường lớp, bằng cấp) với giáo dục (văn hóa, tri thức, tâm hồn). Nói cách khác, tính giáo dục trong xã hội có nguy cơ khô hạn, cần được tưới tắm nhiều hơn!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo